- Nhưng hôm nay là lễ tang của bố mẹ vợ của con đấy! Đâu giống với những tang lễ bình thường khác? Con không vào con bé sẽ nghĩ thế nào chứ? - bà Lục giọng trách cứ Lục Thiên Ngôn.
Không thể ngờ anh lại có thể nói ra những lời thờ ơ, vô cảm như thế.

Bình thường anh vẫn lạnh nhạt với mọi chuyện bà có thể không để tâm đ ến nhưng hôm nay thì khác.
- Mau vào trong đó với con bé đi.

An ủi động viên nó vực dậy.

Trông con bé nó mạnh mẽ thế thôi chứ con gái mà gặp phải nhiều việc như thế chắc chắn đã tổn thương rất nhiều.

Nghe mẹ.

Vào với con bé, nhé? - bà Lục không muốn làm to chuyện ở tang lễ nên đã chuyển giọng từ trách cứ sang nhẹ nhàng nhắc nhở, mong muốn Lục Thiên Ngôn nghe hiểu sẽ đi vào với Giang Thuỳ Dương.
Nhưng thái độ của Lục Thiên Ngôn vẫn y như thế.

Anh đã đồng ý với Giang Thuỳ Dương là sẽ không vào bên trong đó rồi thì tuyệt đối anh sẽ không vào.

Vả lại, nếu như bà Lục biết được lí do thật sự anh không vào bên trong thì có lẽ bà sẽ đuổi anh ra khỏi đây luôn chứ đừng nói là khuyên nhủ anh đi vào bên trong đó.
- Con với Thuỳ Dương đã nói chuyện với nhau rồi ạ.

Cô ấy nói con không cần vào với cô ấy cũng được.

Dẫu sao thì cô ấy cũng muốn có không gian riêng để nói chuyện với bố mẹ của cô ấy.


Con, con không tiện làm phiền.

- Lục Thiên Ngôn bất đắc dĩ viện đại ra một lí do cho qua chuyện với bà Lục.
Nhưng còn chưa nói chuyện với bà Lục xong thì ông Lục đã lại đi tới.

Thái độ ông không tỏ ra đau buồn giống như vợ, nhưng cái nhìn hôm nay của ông dành cho anh rất khác.
Có lẽ là ông đã biết được chuyện gì đó rồi.

Còn ý tứ giúp anh thoát khỏi sự thúc giục của bà Lục.
- Mình à.

- giọng ông Lục trầm ấm đầy dịu dàng gọi vợ.
Nhìn cảnh này đột nhiên lại làm anh nhớ tới lúc trước anh với Giang Thuỳ Dương vẫn thường hay ân ái giống như thế.

Cả hai đã rất vui vẻ và hiểu nhau.

Anh vẫn thường hay ôm cô từ đằng sau, dịu dàng gọi cô với danh xưng là vợ giống như ông Lục đang làm.
Nhưng kể từ khi người con gái tên Nhã Tình đó xuất hiện, giữa cả hai dường như đã có những khoảng cách, có những bất đồng và những tiếng gọi “vợ ơi”, “chồng ơi” cũng vì thế mà ít dần đi.

Lỗi là tại anh.

Và anh biết Giang Thuỳ Dương sẽ không thể ngay lập tức bỏ qua cho anh đâu.
Con người cô bình thường dễ mềm lòng, dễ cảm thông và tha thứ cho người khác nhưng riêng những việc phạm phải vào các quy tắc cô đặt ra, tự khắc cô sẽ trở lên rất cứng đầu.
- Thằng nhóc này em biết tính nó quá còn gì.

Con người nó thô kệch chỉ giỏi nói chuyện làm ăn còn mấy chuyện như an ủi người khác tốt nhất em vẫn là đích thân làm thì hơn.

- ông Lục dịu dàng khuyên nhủ vợ.
- Nhưng mà nó là chồng, nó ở với con bé bao nhiêu lâu rồi mà chút việc cỏn con như an ủi vợ cũng không biết? Đã thế ông còn bao che cho nó.

Tôi sợ cứ cái tình hình này con dâu của ông nó chán nó bỏ chồng luôn đấy! Thật chứ… tôi là mẹ nó đấy nhưng tôi còn thấy khó chịu, huống chi là con bé? - bà Lục vẫn không thể nguôi ngoai.
- Thế mới nói là để tôi dạy dỗ lại nó.

Còn em, em muốn giữ chân con dâu thì nên vào trong kia với con bé đi.

Con bé xem em như mẹ đẻ, có khi bây giờ người con bé cần nhất bây giờ chính là em chứ chả phải cái thằng nhóc ranh này đâu.

- ông Lục tỏ ra vô cùng kiên nhẫn với bà Lục.
Hết mực nịnh vợ, cho vợ đi vào bên trong.


Một người chồng vừa giỏi giang trong công việc, sự nghiệp vừa giỏi chiều vợ thế này, thật sự là rất hiếm và ít ai có thể làm được.
Và trong những người không làm được đó có cả Lục Thiên Ngôn anh.
- Hai bố con nhà ông thật, thật chẳng ra làm sao hết.

- bà Lục bất mãn phải nghe theo lời chồng đi vào bên trong với Giang Thuỳ Dương.
Đợi cho bà Lục đi hẳn vào trong, ông Lục mới dám buông bỏ dáng vẻ của một người chồng ngoan ngoãn với vợ.

Ánh mắt từ ôn nhu trở lên nghiêm nghị nhìn thẳng về phía Lục Thiên Ngôn.
Lục Thiên Ngôn thoáng nhìn đã có thể hiểu ông đang muốn nhắc đến chuyện gì.

Có điều hôm nay, ở đây, anh không muốn nhắc đến mấy chuyện đó.
- Bố, chúng ta về nhà rồi nói chuyện sau có được không? - Lục Thiên Ngôn thẳng thắn nói.
Ông Lục vốn cũng không thích vòng vo.

Ông biết anh khó chịu không muốn nhắc đến chuyện với của nhà họ Giang, cụ thể là công ty Giang Thị nhưng mà chuyện này, ông không thể không nói chuyện với anh luôn, ngay tại đây.
- Nói đi, lí do mày muốn thu mua Giang Thị là gì? Đừng nói với bố là vì một đứa gái đi3m nhá!
- Chuyện này con… - Lục Thiên Ngôn chưa nói hết câu đã bị ông Lục thẳng thừng chen ngang.
- Nói và giải thích rõ ràng, còn vòng vo là chính tay bố sẽ hủy hết cơ đồ của mày.

Mày có thể ăn chơi với rất nhiều phụ nữ ở bên ngoài, cái đó bố không quản được mày, nhưng nếu thật sự là mày vì một đứa gái đi3m hại Giang Thị thật thì tuyệt đối không thể được.

- thái độ của ông Lục vừa thẳng thắn lại vừa cương quyết khiến cho Lục Thiên Ngôn không thể không nói sự thật.
- Chuyện này thực ra là…
[…]
Ở bên trong nhà tang lễ, Giang Thuỳ Dương trước khi bước vào cô đã cố gắng kiểm soát bản thân để không rơi nước mắt vì bố mẹ cô vẫn thường hay nói với cô rằng ông bà không bao giờ muốn thấy cô khóc.

Kể cả có ở trong tang lễ của ông bà, ông bà vẫn muốn được thấy cô mỉm cười thế nhưng cô không làm được.
Ngay khi vừa bước chân vào bên trong, nhìn thấy di ảnh của bố và mẹ cô đặt cạnh nhau trước mắt là bao nhiêu cảm xúc kìm nén từ mấy hôm nay đều hoá nước mắt bộc phát hết ra bên ngoài.
Giang Thuỳ Dương khóc rất nhiều, cô quỳ xuống bên cạnh quan tài của hai người họ.


Khẽ chạm tay lên chiếc quan tài đang chứa thi thể của hai con người cô yêu thương nhất.

Thuỳ Dương đau lòng nhớ lại lần gần nhất cô gặp và ăn cơm cùng bố mẹ là vào khoảng hai tuần trước.
Hôm đấy cô về cùng với Lục Thiên Ngôn, cả bốn người họ đã cùng ăn cơm và nói chuyện với nhau rất vui vẻ.

Bố mẹ cô còn nói rất thích được ăn những bữa cơm có đông đủ thành viên như thế, dặn dò cô với Lục Thiên Ngôn phải về ăn với họ thương xuyên hơn.
Nhưng lúc đấy cô vô tâm lắm.

Cô chỉ gật gù cho có chứ chẳng thật sự để tâm đ ến.

Đã thế lại còn có suy nghĩ rằng những bữa cơm như thế nên lâu lâu ăn một bữa mới vui.

Nếu lúc đó biết trước đấy là lần cuối cùng cô được ăn cơm cùng với bố mẹ, cô nhất định sẽ gắp cho hai người họ nhiều thức ăn một chút.

Tâm sự và nằm trong lòng mẹ cô lâu thật lâu.

Còn với bố, cô sẽ cùng ngồi chơi cờ và đạm thoại với ông ấy về các loại cây, chủ đề nói chuyện ông ấy thích nói đến nhất.
Cơ mà, cuộc đời thì lấy đâu ra hai chữ “nếu như” để cho cô làm lại? Có trách chỉ trách cô quá vô tâm, lớn đầu rồi nhưng lại chẳng biết quan tâm tới bố mẹ của mình.
Để cho Giang Thị gặp chuyện như thế, một phần lỗi cũng là ở cô.
- Cô chủ Giang! - một tiếng gọi quen thuộc bất ngờ vang lên từ phía sau lưng khiến Giang Thuỳ Dương giật mình quay mặt về hướng vừa phát ra tiếng gọi.
Người gọi cô là “Giang tiểu thư” thì rất nhiều, nhiều vô số kể nhưng người gọi cô là “Cô chủ Giang” lại chỉ có một người duy nhất gọi cô như vậy..