“Con có còn nhớ cây bạch quả này không, hồi còn bé con cứ thích ba ôm con lên hái hạt bạch quả trên cây.

Còn có cái giếng nước này, cái nắp giếng bằng sắt này, là ba lo lắng con còn nhỏ chơi đùa gần giếng sẽ bị té ngã nên đã đặc biệt thuê thợ rèn tới làm”.Yến Tuân nhìn cậu con trai tuấn tú lịch sự của ông, kích động không nói nên lời, chỉ có thể lôi kéo anh cùng ôn lại những chuyện thuở bé.

Đoạn ký ức này chính là những ký ức hạnh phúc mà Yến Tuân thường xuyên nhớ tới nhớ lui trong những năm lao động cải tạo ở nông trường, lặp đi lặp lại trong tâm trí ông hết lần này đến lần khác và dung nhập vào cơ thể ông.Yến Chử nhìn căn tứ hợp viện* quen thuộc này mà ngẩn ngơ đến mấy giây.

Nếu anh nhớ không lầm thì ngôi nhà này thường xuyên xuất hiện trong trí nhớ của cố chủ, lại không phải là những ký ức rời rạc về thuở ấu thơ, mà là sau khi thi đậu đại học và trở lại thủ đô ở kiếp trước, cả nhà cha dượng chuyển đến nhà mới chính là căn tứ hợp viện tráng lệ trước mắt này.

Anh nhớ rất rõ những gì mẹ ruột Cao Nhã Cầm của anh đã nói, căn nhà này là bọn họ mua lại sau đó, nghĩ lại thì tất cả những chuyện này đều đáng ngờ.(*Tứ hợp viện: Tứ hợp viện hay còn gọi là Tứ hợp phòng – một phong cách nhà cấp 4 kiểu Trung Quốc.

Là mẫu nhà cổ Trung Quốc với bố cục xây bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc.)Cha dượng Giang Thành của anh cũng xem như là một cán bộ khoa học kỹ thuật nhà nước và có chút ít quyền lực ở trung tâm chính trị thủ đô này, nhưng tuyệt đối không thể là một nhân vật vô cùng quyền lực.

Mẹ ruột Cao Nhã Cầm của anh có gia cảnh không tệ, đáng tiếc Cao gia đã suy tàn trong những năm chiến sự liên miên, của cải còn kém xa Yến gia.


Lúc trước Yến Tuân sẵn sàng tuân thủ hôn ước mà cưới bà, còn được người ta khen là nhân nghĩa.

Cao Nhã Cầm hiện nay đang làm giáo viên hậu cần ở đại học, chế độ và lương bổng của hai vợ chồng đều không thấp, nhưng chắc chắn cũng không đến mức có thể mua nổi một căn tứ hợp viện.Khi đó, cố chủ đã bỏ quá quá nhiều chuyện, chẳng hạn như chuyện gia đình hắn bỗng nhiên có thêm mấy căn nhà trong những năm tháng hắn tham gia sản xuất ở nông thôn, hoặc sau khi cải cách và mở cửa, cha dượng có được số tiền lớn để đi làm ăn trên biển từ chỗ nào.

Tất cả những chuyện này có lẽ đều có liên quan mật thiết đến cố chủ.

Nếu Yến Chử không đoán sai, rất có thể người đàn ông đang đứng trước mặt anh lúc này đã được sửa lại án sai sau khi ông ấy mất ở kiếp trước.

Hơn nữa mọi chuyện còn giống như kiếp này, nhà nước trả lại một phần tài sản đã bị tịch thu ban đầu.

Phần tài sản này nên được giao cho người thừa kế duy nhất của Yến Tuân theo pháp luật, cũng chính là cố chủ.

Tuy nhiên người được gọi là mẹ ruột và cha dượng của hắn lại tham lam phần tài sản thuộc về hắn, còn dùng số tiền này làm tiền vốn và sau này trở thành nguồn tài chính khởi nghiệp giúp cho Giang gia giàu có.Bây giờ Yến Chử không thể nào không thông cảm cho cố chủ một chút.

Ban đầu hắn khao khát tài sản của Giang gia thì không hợp tình hợp lý chỗ nào cả, nhưng bây giờ thì hay rồi, hóa ra toàn bộ của cải đều bị lấy đi khi chưa có sự đồng ý của hắn.

Cuối cùng, trái lại anh mang tiếng là lật lọng thất tín, vong ơn bội nghĩa, không có kết cục tốt đẹp.

Nghĩ như vậy, về tình thì hoàn toàn có thể tha thứ cho việc cố chủ hận cả gia đình ác độc kia.

Tuy nhiên, khi Yến Chử nhìn lại cô vợ bên cạnh đang thẹn thùng nắm tay anh, đời trước bỏ vợ bỏ con, cố chủ vẫn là một tên cặn bã không cần phải bàn cãi.Hai cha con lâu ngày gặp lại, còn biết được trong bụng con dâu đã có thế hệ thứ ba của Yến gia.

Những ngày trước khai giảng, ngày nào Yến gia cũng cười nói vui vẻ.

Đặc biệt là ba Yến, nhà nước không chỉ trả lại một phần tài sản đã tịch thu trước đó, còn đền bù cho ông mức lương mà đáng lẽ ra ông phải được nhận với tư cách là giáo sư đại học trong những năm tháng lao động cải tạo, chỉ tính riêng số tiền này thôi cũng đã lên đến ba mươi ngàn.

Có vẻ Yến Tuân muốn bù đắp tất cả những gì mà ông nợ con trai mấy năm qua, quần áo mới hay giày dép mới đều là cơ bản nhất, còn có trang sức và đồng hồ.


Hận chẳng thể trang bị cho con trai và con dâu từ đầu tới chân, đưa tất cả những thứ tốt đẹp nhất cho họ.So ra, cuộc sống của Giang gia lại không hạnh phúc được như thế."Em có biết chuyện gã chồng trước của em đã trở về rồi không?".

Giang Thành trở về nhà, ném cặp táp công căn lên sô pha, chất vấn người phụ nữ đang ngồi trên sô pha xem tivi."Cái gì? Yến Tuân đã trở lại, chẳng phải ông ấy phải đi lao động cải tạo sao?".

Cao Á Cầm nhíu nhíu mày, vẻ mặt khó hiểu hỏi.

Đã lâu lắm rồi bà không nhớ đến người chồng trước của mình.

Nhớ lại cảnh tượng khi lần đầu tiên nhìn thấy ông ấy, bà không khỏi có chút hốt hoảng.Người đàn ông kia quá chói mắt, chói mắt khiến cho người khác cảm thấy tự ti.

Lúc trước, Cao Á Cầm biết người đàn ông như vậy sẽ trở thành chồng tương lai của bà, trong lòng thật sự vui vẻ.

Tuy nhiên dần dà, niềm vui đó lại trở thành không biết đủ.

Đối với người đàn ông kia, bà giống như một món đồ trang trí bày bán.

Ông ấy đối xử với bà rất tốt, xưa nay chưa từng mập mờ với những sinh viên nữ của ông ấy.


Nhưng Cao Á Cầm vẫn luôn cảm thấy thiếu thiếu một thứ gì đó.

Ông ấy yêu sách, dành nhiều thời gian đọc sách hơn là dành thời gian cho bà.

Nhất là sau khi có con trai, ông ấy càng chú ý đến con trai hơn.

Nói đến chuyện phòng the, ông ấy không nhiệt tình cho lắm.

Mỗi tuần sẽ “làm” hai lần theo thói quen, ngay cả lúc cao trào thì vẻ mặt của ông ấy vẫn luôn kiềm chế, duy trì tần suất ổn định cho đến khi kết thúc.

Cao Á Cầm đã chán ngấy cảnh quan hệ tình dục tẻ nhạt này, một lần ngoài ý muốn, bà ngủ với người đàn ông trước mặt.

Giang Thành ở trên giường rất bá đạo và thô lỗ, lại làm cho Cao Á Cầm thực sự cảm nhận được tư vị mà một người phụ nữ nên có..