Mở đầu
Lao động đã giúp nhân loại phát triển.

Nhờ trí thông minh và trải qua quá trình lao động lâu dài, nhân loại đã không ngừng tiến hóa và phát triển.
Thái Cổ thời đại.

Nhân loại đã có mặt ở khắp mọi nơi trên mặt đất.

Vì nhu cầu cuộc sống, họ di chuyển đến mọi nơi có thể đến được.

Ví như đã có một nhóm dân châu Á, đã lần theo eo biển Bering (lúc này vẫn còn là lục địa) mà sang đến Bắc Mỹ.


Do còn lạc hậu, để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, nhiều thị tộc ở gần nhau đã liên kết lại hình thành bộ lạc, thậm chí liên minh bộ lạc.
Và cũng trong lúc này, Tổ tiên của Kinh tộc đã xuất hiện, không phải với tư thế của một bộ lạc hùng mạnh mà là một bộ lạc nhỏ yếu nhất, ai cũng muốn bắt nạt, và ai cũng có thể bắt nạt.

Thế nhưng, tinh thần dân tộc đã xuyên suốt chiều dài quá trình dựng nước và giữ nước của Kinh tộc lúc này đã xuất hiện : nhỏ yếu nhưng kiên cường, cần cù chịu khó, yêu tự do, "thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ".

Nhờ đó mà Kinh tộc dù trải qua biết bao nhiêu thử thách khắc nghiệt nhưng vẫn tồn tại và truyền thừa đến tận ngày nay.
Do nhỏ yếu, nhiều bộ lạc lớn muốn tiếp thu Kinh tộc.

Thuyết phục, chinh phục.

Kinh tộc quyết không đầu hàng, đành phải cử tộc di chuyển đi nơi khác.


Nhưng khắp thế gian, nơi đâu có thể cho Kinh tộc dừng chân.

Nơi đâu cũng có các bộ lạc lớn hơn Kinh tộc, nên Tổ tiên cứ phải tiếp tục đi, đi nữa, đi mãi.
Cho đến một hôm, Tổ tiên ta đi đến một khu vực núi non hùng vĩ, cao ngất tận trời, lại trải dài bất tận, Tổ tiên ta gọi đó là Thiên Sơn.

Rừng sâu núi thắm, quanh năm tuyết phủ, không một bóng người.

Điều kiện vô cùng khắc nghiệt, không một bộ lạc nào chấp nhận sống ở đấy, và đã trở thành nơi lý tưởng cho Kinh tộc cư trú.

Tổ tiên ta đã tìm được chỗ trú chân, không còn phải lang thang từ nơi này sang nơi khác nữa.

Đây là một sự kiện cực kỳ trọng đại, quan hệ đến sự sinh tử tồn vong của Kinh tộc.
Chú : theo quy ước ở đây, mười năm trở lại gọi là Hiện đại, trăm năm trở lại gọi là Cận đại, nghìn năm trở lại gọi là Trung đại, vạn năm đến nghìn năm gọi là Thượng cổ, trên vạn năm gọi là Thái cổ)