Vương Sùng Ngân là một thư sinh nho nhã, đồng thời cũng là thiếu gia cưng của vị Vương huyện lệnh.

Liệu có phải cha hắn là người đứng đằng sau nâng đỡ cho đám người Hoành Thống giơ oai tác quái không nhỉ? Hẳn có nhã ý mời tôi ở lại chơi ít bữa, thế nhưng tôi vội vàng cảm tạ rồi từ chối ra về.

Trước khi từ giã, Vương Sùng Ngân mỉm cười thân thiện, đưa cho tôi một viên ngọc bội, hắn dịu dàng nói:
- Lần gặp mặt này xem như chúng ta có duyên với nhau, huynh có nghĩ như vậy không?
Tôi mỉm cười gật đầu, đáp:
~ Tình cờ gặp được huynh ở đây cũng là duyên phận.

Nhà ta ở ngoại thành, trên ta còn một ca ca nữa.

Nếu huynh ra ngoại thành, thì ghé vào thôn Cát Lãm, ta phơi thuốc ở ngay đầu thôn.
Vương Sùng Ngân phe phẩy chiếc quạt, đoạn vẫn đưa chiếc ngọc bội quý hiếm cho tôi:
- Ta có chút quà gặp mặt! Nếu lần sau khi huynh lên kinh thành bán lá thuốc, hãy đến phủ quan huyện lệnh để gặp ta.
Tôi áy náy bèn từ chối bởi thoạt nhìn đã biết viên ngọc bội này rất quý.

Nó có màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp, được trạm trổ hình phượng hoàng kiêu hãnh đang sải đôi cánh tung bay ngạo nghễ.
Thế nhưng Vương Sùng Ngân nhất định dúi vào tay áo tôi, rồi quay gót ra về, đoạn không quên vẫy tay tạm biệt.

Tôi mỉm cười nhìn theo bóng dáng hẳn, thật là một nam nhân đặc biệt.
Đường trở về thôn lần này hoàn toàn yên ả.

Tôi đi một mạch không ngừng nghỉ, thỉnh thoảng dọc đường gặp cây thuốc quý tôi sẽ dừng lại nhặt và gom bỏ vào trong rổ.
Phải quá bảy canh giờ tôi mới trở về nhà.

Ca ca đang rất lo lắng, túi quần áo gom lại một chỗ, có vẻ như huynh ấy chuẩn n đường đi tìm tôi.

Nhìn thấy tôi mệt mỏi bước vào nhà, Cường Chân vô cùng sung sướng.

Huynh ấy hớt hải chạy đến ôm chầm lấy tôi thật chặt, rồi cau mày trách móc:
- Ta đã dặn muội phải đi đúng năm canh giờ, thế nhưng sao giờ này muội mới trở về? Ta rất lo lắng cho muội.

Có phải trên đường đi đã xảy ra chuyện đúng không?
Vì tôi biết Cường Chân sẽ gặng hỏi đến cùng nên tôi bèn đem toàn bộ sự tình kể lại cho huynh ấy.


Nghe xong Cường Chân vô cùng sửng sốt.

Có lẽ vì quá lo lắng cho tôi và sau khi nghe tôi thuật lại sự tình, huynh ấy bèn trìu mến ôm tôi vào lòng an ủi:
~ Ta xin lỗi vì đã không đi cùng muộn để muội gặp nguy hiểm như thế này.

Hứa với ta sau này dù có chuyện gì xảy ra, tính mạng muội vẫn là trên hết, muội hiểu chứ?
Thôn quê yên bình chìm dần vào trong bóng đêm.

Xung quanh chỉ còn lại tiếng mưa rơi lách tách, tiếng trẻ con khóc vang vọng trong không gian tĩnh lặng.

Bên vách, Cường Chân đã say sưa chìm vào trong giấc ngủ.

Hơi thở của Huỳnh ấy khẽ phảng phất trong màn đêm cô quạnh.
Tôi trăn trọc mãi không ngủ được.

Cứ mỗi lần tôi nhắm mắt, khuôn mặt lạnh lùng, kiêu ngạo, hung ác của Phương Bành Hạc cứ thế hiện lên trong đầu, cả hình ảnh hắn thẳng tay giế/t chết người đàn ông kia mà không chút mảy may suy nghĩ, tất cả cứ thế dày vò tôi cả đêm.
Nhiều ngày dần trôi qua, chúng tôi lại quay trở về với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Cường Chân vẫn đều đặn cứ bảy ngày lên kinh thành một lần, còn tôi thì mày mò, tìm hiểu thêm về các loại thuốc khác nhau.

Thôn làng nhỏ cũng ngày một ổn định hơn, đã vơi dần những tiếng khóc thương ai oán.

Chỉ có điều, cuộc sống vẫn khó khăn như thường lệ.

Có nhiều khi, tôi bắt gặp một vài ngôi nhà nhỏ với ánh sáng heo hút, lập lòe, hiu hät, yên bình trong gió lạnh.
Bẵng đi một thời gian, buổi chiều hôm ấy, trong lúc tôi đang say sưa phơi lá thuốc, chợt thím Lý nhà bên hớt hải chạy vội sang.

Thím Lý tuổi đã ngoài tứ tuần, mái tóc bạc hơn nửa đầu, dáng người gầy gò, hem hễ.

Thím không thành thân, chỉ có mình sống trong căn nhà gỗ xập xệ, ẩm thấp.

Mỗi buổi chiều chập choạng tối, thím hay sang nhà chúng tôi, cùng tôi nhặt lá thuốc và kể cho tôi nghe về cuộc đời khổ cực.

của thím.


Thím luôn coi hai huynh đệ chúng tôi như con của mình vậy.

Nhìn thấy tôi, thím chạy ào đến nỗi chực ngã, nước mắt ngắn dài khóc lóc vật vã:
~ Trời ơi, Mạch Khê, con còn ở đây làm gì, hãy mau mau lên kinh thành đi! Cường Chân đã bị quan phủ bắt, nhốt vào đại lao, nghe nói ba ngày sau sẽ xử trảm!!!
Tôi sửng sốt đánh rơi giỏ lá thuốc xuống đất.

Mới chập chững hoàng hôn, Cường Chân đã vội từ biệt tôi lên kinh thành làm việc.

Huynh ấy xin làm tiểu nhị cho một tửu lầu có tiếng.

Còn nhớ lúc được nhận vào, Cường Chân sung sướng đến nỗi làm hẳn một bàn há cảo cho tôi ăn no.

Vậy mà giờ lại nhỡ cơ sự như thế này!
Nói về Tửu lầu nơi Cường Chân làm, đây là một quán trà lớn ở kinh thành.

Hầu như những vương công quý tử, các tiểu thư đài các, hay cả những quan văn võ trong triều đình, bao người có tiền, có thế lực...!mỗi khi có thời gian rảnh đều đến đây để thưởng trà và xem hát kịch.

Cường Chân phải vất vả läm mới xin được làm tiểu nhị, lương ba cọc ba đồng.

Mỗi tháng chủ quán sẽ phát cho huynh ấy vài đồng bạc lẻ.

Ấy vậy mà lão Tứ Bội- quản gia tửu lầu thường xuyên ghét bỏ, lão bèn cho người hạ Cường Chân xuống phòng bếp, giao cho việc.

nhặt rau.

Cứ ngỡ mọi sự yên ổn, xui xẻo thay hôm nay, huynh ấy thực sự gặp rắc rối lớn, tính mạng xem ra khó giữ.
Tôi chẳng kịp chuẩn bị gì cả, vội vàng chạy vào trong nhà lấy một ít quần áo và một vài đồng bạc, đoạn không quên dặn dò thím Lý trông nhà giúp một thời gian.

Lần này huynh muội tôi lên kinh chắc chắn sẽ khó lòng có thể trở về.

Trên cuộc đời này, Cường Chân là người thân duy nhất của tôi, dù phải tìm đủ mọi cách tôi nhất định sẽ cứu được huynh ấy.
Trước khi rời đi, tôi vân không quên ra thăm mộ cha mẹ, lần đi này hiểm trở, nguy nan, biết có được trở về thôn làng một lần nữa hay không?
- Cha, mẹt! Xin hai người hãy bảo vệ Cường Chân thoát khỏi kiếp nạn này.

Bầu trời đột nhiên đổi gió lớn, cuốn bay những chiếc lá héo mòn rụng dưới đất, hay giống như cha mẹ ở chốn linh thiêng ấy có thể nghe được lời nguyện cầu khẩn thiết của tôi!
Nguồn cơn mọi chuyện bắt đầu từ một bát canh hầm gà.

Buổi sáng hôm nay, tửu lầu vẫn mở cửa đón khách như thường, vẫn mấy món ăn ngon nhất, hảo hạng nhất được bày ra đầy bắt mắt.

Trong đó, hôm nay tửu lầu được nghênh đón Hắc Thiến lão quan.

Gọi là Hắc Thiến lão quan bởi cha y vốn là đại công tước triều đình lừng lẫy một thời, chuyên bày chiến lược, tính kế giúp tiên đế đại công chiến thẳng, thâu tóm vương quyền về tay mình.

Do vậy, tiên đế hết mực ưu ái gia nhân nhà họ Hắc, trên dưới, lớn bé đều làm quan, hoặc giữ một vị thế cốt cán trong kinh thành.

Người nhà họ Häc được nhận sự sủng ái của tiên đế càng thêm ỷ thế làm càn.

Sau khi Hắc đại công tước qua đời, con cháu ông càng ngày càng đổ đốn, dựa hơi quen thói bảt nạt dân lành.

Các quan tri phủ đều hay, nhưng lắc đầu bảo nhau mắt nhắm mắt mở, âm thầm cho qua.

Hắc Thiến là cháu trai út của Hắc đại công tước nên được cha mẹ hết mực cưng chiều.

Từ bé đến lớn y quen sống trong nhung lụa, được nô tì quỳ mọt hầu hạ, nên tính cách hống hách, giơ oai tác quái, cấu kết với một số hắc bang bên ngoài chuyên cướp của, giết người, bắt dân nữ về hành hạ đến chết đi sống lại.

Người dân vô cùng căm hận nhưng hoàn toàn bất lực.

Về cái tên Hắc Thiến này, tôi đã từng có lần nghe.

qua.

Nhưng không thế ngờ hắn lại ngang tàng, hống hách, độc ác đến như thế.

Cường Chân không may đụng vào hẳn coi như xui xẻo thật sự.

Häc Thiến mới cưới người vợ thứ chín, ưu ái phong làm Cửu Nương.

Nói là cưới vợ, nhưng thực ra là hắn đi cướp nàng về.

Cửu Nương, trước gọi là Tam Liên, xinh đẹp động lòng người, nức tiếng gần xa.

Nàng xuất thân nghèo khổ, quanh năm nghiền đậu hũ đem ra chợ bán, kiếm tiền nuôi mẹ và một người anh đầu óc không được bình thường.

Tuy vậy, Tam Liên đã có hôn ước với một chàng trai trẻ trong làng, hai bên gặp gỡ, qua lại, tình ý nảy sinh lúc nào không hay, định ngày rằm năm sau sẽ kết thân trăm năm đầu bạc.


Ấy thế, Hắc Thiến nghe tin có nàng Tam Liên xinh đẹp nức lòng, y không đành lòng giương mắt để người đẹp vụt khỏi tầm tay, nên thúc ngựa sai thuộc hạ bắt nàng về phủ, tàn ác chiếm đoạt nàng trở thành Cửu Nương của mình.

Ánh trăng hôm nay chiếu sáng quá.

Tôi ngước lên nhìn những đám mây lắng lặng trôi hờ hững, len lỏi mang màu đượm buồn, lạnh lẽo.

Người phu xe thỉnh thoảng dừng lại nghỉ ngơi giữa chừng, ném cho con ngựa một vốc cỏ non đã chuẩn bị sẵn từ trước, đợi nó ăn xong rồi lại tiếp tục lên đường.

Kinh thành không xa lắm, nhưng nơi Cường Chân bị giam giữ lại xa xôi, đi chừng nửa canh giờ nữa mới tới.

Buổi sáng hôm nay, Hắc Thiến có dẫn theo Cửu Nương đến tửu lầu thưởng trà, nhân tiện vì Cửu Nương đang mang thai, y gọi thêm một bát canh hầm gà để tẩm bổ cho nàng.

Canh hầm được sử dụng chín loại thuốc quý hiếm bậc nhất, hầm trong vòng 3 canh giờ, cô đặc sền sệt lại mới được dâng lên cho khách thưởng thức.

Vì Cửu Nương mang thai, thái y thăm khám dự đoán nàng chắc chẳn sẽ hạ sinh đại thiếu gia, cho nên Häc Thiến vô cùng cưng nựng, yêu chiều, chăm sóc nàng vô điều kiện.

Lão Tứ Bội sai Cường Chân hầm gà, sau đúng ba canh giờ phải mang lên cho Cửu Nương uống.

Nhưng không hiểu vì sao, khi canh được dâng lên, Cửu Nương vừa uống được ba ngụm, chợt hai mắt trợn ngược, đưa tay ôm cổ đầy đau đớn, miệng liên tục thổ huyết ra máu đen.

Cuối cùng, nàng gào lên một tiếng rồi tắt thở hoàn toàn.

Nàng cùng với đứa con trong bụng đã chết!
Hắc Thiến kêu gào thảm thiết, đùng đùng nổi trận lôi đình, sai thuộc hạ tóm cổ hết người làm trong tửu lầu, điên cuồng đập phá, đòi bắt giết bằng được kẻ nào dám ngang.

nhiên hạ độc phu nhân cùng đứa con trai còn chưa kịp chào.

đời của hắn.

Đương nhiên, chúng sẽ tóm cổ kẻ đứng bếp hầm canh đầu tiên.

Và Cường Chân chính là kẻ bị vu oan chịu tội.

- Ngươi, ngươi gan to bằng trời, dám qua mắt bổn thiếu gia ta mà hạ độc hại chết phu nhân! Người đâu, trói hẳn ném vào ngục của Vương huyện lệnh.

Dặn Vương huyện lệnh ngày.

mai xử trảm!.