Dù sao trong nhà không có nam đinh, Lý Mai nghĩ cứ vậy thì không ổn, vừa lúc mấy năm trước có một nhóm người từ tỉnh Hà Đông bên kia di cư đến đây, nghe nói là bị lũ lụt tàn phá, nên chuyển đến Hà Tây bên này để tìm đường sống, cả đám đều mặc quần áo rách rưới, mặt mày xám tro, có mấy đứa nhỏ gầy như mèo được đặt ở trong sọt.

Cứ cách hai ngày ba bữa bọn họ lại đi ăn xin ở mấy thôn lân cận, sống được một tháng thì chuyển đi nơi khác.

Thời đại bây giờ không tốt, ba đến năm năm là gặp thiên tai nghiêm trọng, đặc biệt là tỉnh Hà Đông, nơi nào cũng có lũ lụt càn quét, người bình thường khi gặp họa thường chỉ có hai con đường hoặc là đi đến về phía đông Bưu Châu, hoặc là đi về phía tây tỉnh Hà Tây.

Thôn Cốc Đôi cũng có một hộ gia đình từ tỉnh Hà Đông tới đây chạy nạn.


Trong thôn cũng có không ít người Hà Đông, nhất là phái nữ.

Những người phụ nữ Hà Đông chạy nạn lại đây không cần nhận lễ hỏi, chỉ cần có một ngụm ăn, có nơi ở là vui vẻ đồng ý gả đi, bởi vậy ở ngã ba đường giao giữa Hà Đông và Hà Tây, nếu đếm trên đầu ngón tay thì cứ ba người sẽ có một cô vợ là người Hà Đông.

Con trai Lý Mai tên Song Quý cũng là dân chạy nạn.

Thôn của Song Quý gặp thiên tai trầm trọng, cả nhà cùng thôn dân đều chạy tới Hà Tây để xin ăn, trên đường đi có nhiều người chết vì đói nên cuối cùng chỉ còn lại mẹ của Song Quý và dì của cậu là Tam Nga còn sống.


Song Quý mới năm tuổi đã hiểu chuyện, mẹ và dì cậu đưa cậu đến chạy nạn ở thôn Cốc Đôi ở Hà Tây này.

Có một thôn nhỏ là Tây Vương Trang cách Cốc Đôi khoảng mười dặm, thôn cũng không lớn nên chỉ có vài hộ gia đình, mẹ cùng dì ba của cậu cũng là người nhanh nhẹn, mới ăn một bữa cơm đã tìm được nhà chồng ở bên Tây Vương Trang, dì cậu là cô gái mới lớn nên gia đình kia rất vui vẻ chào đón dì ấy, sau khi uống rượu mừng liền kết hôn luôn.

Người đàn ông mà mẹ cậu tìm lại là một chàng thanh niên trẻ chưa vợ nên không muốn đèo bòng thêm đứa con riêng, bởi vậy hắn ta buộc mẹ Song Quý phải đem cậu ta cho nhà khác, cuối cùng hỏi thăm một hồi mới biết một goá phụ trẻ tuổi tên Lý Mai muốn nhận con nuôi, bởi vậy Song Quý liền được gửi qua.

Lý Mai nuôi Song Quý từ lúc cậu năm tuổi cho tới năm mười bốn tuổi, đúng là nguyên chủ đối xử với cậu tốt hơn những đứa trẻ khác ở trong thôn, nhưng dù sao cũng không thân thiết như con ruột, mẹ cùng dì của Song Quý đều gả đến Tây Vương Trang, nhưng trong vòng hai năm sau khi kết hôn thì mẹ cậu đã qua đời khi sinh đứa nhỏ.

.