Thôn Cốc Đôi vốn cách xa thị trấn mà Nam Lĩnh thì lại còn xa hơn.

Nếu lấy sự phát triển của xã hội để phân chia thì Thấm Thành là giai đoạn cuối của xã hội phong kiến, thôn Cốc Đôi là giai đoạn đầu của xã hội phong kiến còn Nam Lĩnh là xã hội nguyên thủy.Dọc theo đường đi đều là đường núi gập ghềnh, đi ngang qua không ít vách núi cao vạn trượng, núi và đường chân trời như giao thoa với nhau.Đi liên tục hơn một tiếng đồng hồ, chân Lý Như có chút bủn rủn, quay đầu lại nhìn Tiểu Lan và Miên Hoa thì thấy hai đứa không hề mệt mỏi mà rất háo hức đi theo bên cạnh Tiểu Chiêm, ba đứa nhỏ nói nói cười cười, nhìn thấy chỗ gì lạ là chỉ chỉ rồi gọi người lớn đến xem cùng.Quả nhiên những đứa trẻ của thời đại này chịu khổ cực giỏi hơn những đứa trẻ thời đại sau này!Lý Như học chuyên ngành du lịch ở trường đại học, chuyên ngành này thực ra là do chính cô chọn, cô thích đi dã ngoại, du lịch.


Sau đó cô tốt nghiệp rồi đi làm, cô quay về làm việc tại một thị trấn nhỏ gần Thấm Thành, thị trấn được gọi là trấn Hộ Quốc bởi vì đây là nơi sinh của vị tướng vệ quốc rất nổi tiếng.


Khi cô tốt nghiệp, đúng ngay lúc phủ của vị tướng quân Hộ Quốc được bảo vệ và phát triển thành một điểm du lịch vì nơi đây được khai phá trễ nên kiến trúc vẫn còn lưu giữ được rất nhiều nét cổ xưa, có một khoảng thời gian thu hút được rất nhiều khách du lịch gần xa đổ về tham quan.Lý Như là một trong những hướng dẫn viên du lịch của công ty du lịch khu vực này, cô không đi dẫn đoàn mà làm công việc giải thích lịch sử và các truyền thuyết khác nhau của phủ tướng quân cho khách du lịch đến tham quan.

Nhưng trong các kỳ nghỉ của mình cô cũng không được rảnh rỗi, không phải ngồi xe suốt ba ngày cùng những con người cùng chí hướng thì cũng là đi bộ băng qua rừng...!Dù là thể lực và sức chịu đựng của cô cũng rất tốt, bây giờ còn xuyên qua trở về một trăm năm trước lại làm mấy công việc nặng nhọc lâu như vậy, nhưng đi đoạn đường đến Nam Lĩnh này thì vẫn hơi quá sức!Hơn nữa ở đây núi liền núi, cỏ dại thì mọc đầy, đôi khi con đường còn bị bụi gai che khuất đến mức không thể nhìn thấy, còn phải dùng đến liềm chặt bớt cây cỏ mở đường, mấy việc như này đều do Lý Xuyên Trụ làm, có đôi khi cháu trai Tiểu Chiêm cũng giúp đỡ một phần.Lý Như cảm thấy may mắn vì mình đã thuyết phục được Lý Xuyên Trụ đi cùng, bằng không cô chỉ biết năm đó lão tổ tông giấu lương thực ở Nam Lĩnh, nhưng cô cũng chưa từng đi Nam Lĩnh thì làm sao có thể biết đường đến? Miên Hoa và Tiểu Lan thì càng không cần phải nói.Lý Xuyên Trụ dùng liềm nhấc một con rắn hoa màu đen lên, cổ tay vung lên, quăng con rắn đang nhe răng thè lưỡi xuống mương.Đây chắc là con rắn thứ bảy hay tám gì đó họ gặp rồi..