Uyển Nhi cung kính đáp: "Có chuyện gì cần công tử cứ hỏi ạ".

"Suốt mấy tháng ta không ở nhà Mặc Nhi có ho ra máu không?". Nhiếp Tĩnh nhìn thị nữ bằng ánh mắt thận trọng, như có chút thăm dò.

Nàng ta bình thản đáp: "Tiểu chủ tử nhà ta tuy vẫn ho nhiều nhưng không ho ra máu ạ".

Biết được câu trả lời nét mặt Nhiếp Tĩnh cũng giãn ra. Hắn tia mắt nhìn Uyển Nhi một lượt. Thị nữ này điệu bộ bình thản như không có chuyện gì, có lẽ nàng ta nói thật.

Nhiếp Tĩnh ừ một tiếng rồi phất áo rời đi. Bóng lưng của hắn mỗi lúc một xa dần rồi biến mất hoàn toàn trong gió tuyết.

Uyển Nhi thầm thở phào trong lòng. Tiểu chủ tử quả nhiên có dự tính trước. Nàng biết rõ nhị ca đối với bản thân thế nào, đi xa về nhất định hắn sẽ hỏi chuyện sức khoẻ nàng. Từ lâu đã dặn dò Uyển Nhi rất kỹ lưỡng trong chuyện này.


Lần trước là cách đây mấy năm nàng ho ra máu đã hại hắn phải thức trắng mấy đêm mà lo lắng không thôi. Nhiếp Tư Mặc khi ấy đổ bệnh triền miên, nhận thức của nàng lúc ấy quá đỗi mờ nhạt, thế nhưng có một thứ khiến nàng nhớ mãi đến bây giờ. Chính là dáng vẻ của Nhiếp Tĩnh khi ấy.

Hắn mời vô số lang phu về chẩn bệnh, điên cuồng phái hạ nhân đi khắp hơn nửa cái Trung Nguyên rộng lớn này tìm thuốc về cho nàng. Hắn đầu bù tóc rối, tiều tụy thiếu sức sống vô cùng, ai không biết còn nghĩ hắn bệnh nặng hơn nàng.

Lần ho ra máu cách đây mấy hôm chỉ có nàng, Uyển Nhi và Tần đại phu biết, nàng cũng đã bí mật nói với Tần lão giữ kín chuyện này không nói cho Lâm phu nhân.

Nếu hắn mà biết chuyện chắc chắn sẽ bắt nàng nhốt lại trong phòng mà cho một đám người đến chẩn trị rồi uống một đống thuốc.


Nàng biết nhị ca cũng chỉ lo cho mình, nhưng nàng cũng là con người. Giờ tình trạng bệnh của nàng đã dần chuyển biến xấu, nó không biểu hiện ra bên ngoài nhưng lại dày vò nàng bên trong, khó mà cứu vãn. Kể cả có sắp chết cũng không muốn chết mà không có trải nghiệm để đời.

Lúc này ở ngoại viện của phủ đệ đã tấp nập người ra vào,trên tay ai nấy đều bưng đồ lỉnh kỉnh, tất cả đều được gói trong khăn lụa sang trọng.

Sinh thần của phu nhân Phụ quốc thái phó đâu thể tầm thường được.

Tiếng người huyên náo ở ngoại viện truyền đến tận trang viên tam tiểu thư. Nhiếp Tư Mặc bị tiếng người làm cho tỉnh người, nãy giờ nàng vẫn lan nan trong từng tầng suy nghĩ.

Chợt nhận ra khách đã đến rất đông mà bản thân đang mặc tiện phục đi ngủ liền cuống cuồng chỉnh trang lại.


Uyển Nhi đi vào thấy tiểu chủ tử đang loay hoay chải tóc liền đi tới tranh lấy cái lược, vừa chải tóc cho nàng vừa than thở: "Tiểu thư, người chậm trễ quá! Họ hàng Nhiếp thị, thế gia hầu tước đều đã đến rồi".

Nhiếp Tư Mặc thở dài: "Đông đủ vậy sao?".

"Không chỉ đông đủ mà còn rất rất náo nhiệt".

Nói rồi Uyển Nhi gài cây trâm bạc hoa sen lên cố định búi tóc. Hình hục một lúc cuối cùng cũng xong xuôi.

"Đi thôi tiểu thư".

...

Khung cảnh ngoại viện rộng lớn lúc này náo nhiệt vô cùng. Kẻ hầu người hạ bưng bê rượu trà qua lại không xuể. Các vương công quý tộc đến con em thế gia đều ăn vận sang trọng, mang đến những lễ phẩm thượng hạng nhất.

Lâm phu nhân từng là một đại mỹ nhân quốc sắc thiên hương, cầm kỳ thi hoạ, lại hiền thục nhã nhặn khiến bao nam nhân trong thành phải điêu đứng.
Năm ấy mỗi khi bà rời phủ đi dạo kinh thành đều kinh động đến đám con cháu thế gia. Phía sau xe ngựa của bà luôn được vô số nam nhân bám theo chỉ để chờ được một ánh nhìn từ mỹ nhân.

Vừa là tuyệt sắc gia nhân, lại xuất thân cao sang nên từ lâu Hoàng đế đã nhìn chúng bà. Ấy vậy Lâm phu nhân lại kiên quyết từ chối mối hôn sự này, thậm chí còn kề dao vào cổ và nói rằng sẽ tự tử trước mặt phụ mẫu. Hoàng đế bị dạo cho sợ. Ngài nào dám để một tuyệt sắc gia nhân phải chết thảm như vậy, nên từ ấy về sau không hé nửa lời về chuyện này.

Trở thành người chung chăn gối của Hoàng đế mà mộng ước của biết bao nữ nhân trong thiên hạ, vậy mà thiên kim Lâm thị lạ một mực từ chối, thậm chí còn lấy cái chết ra đe dạo. Bấy giờ ai cũng nghĩ Lâm phu nhân từ lâu đã có ý trung nhân trong lòng mà ngập ngùi tiếc nuối.
Phân nửa số nam nhân đến dự yến hôm nay đều là những kẻ theo đuổi Lâm phu nhân năm xưa. Tuy giờ đây bà đã là nữ nhân có chồng nhưng dung mạo chưa hề có dấu hiệu phai tàn đi, thậm chí còn tăng thêm phần đằm thắm sắc sảo.

Tất nhiên một yến tiệc linh đình như vậy sao có thể thiếu đi sự có mặt của những quý nữ thế gia xúng xính áo quần tô son điểm phấn lung linh xinh đẹp chỉ chờ được diện kiến nhị vị công tử của Nhiếp gia.

Nhiếp Tư Mặc vừa bước vào cửa thì chợt choáng váng, tuy người hầu có bẩm báo tình hình nhưng nào không nghĩ là sẽ đông như vậy.

Họ hàng Nhiếp thị đông đến mức nàng còn không nhớ nổi, huống gì bây giờ lại có vô số các gia đình hầu tước thế gia khác. Có những người thậm chí nàng còn chưa từng nghe tên điểm mặt bao giờ. Sao có thể xã giao đây?
Nhiếp Tư Mặc ngượng ngùng vén mũ rèm, theo sau nàng là Uyển Nhi và hộ vệ Cảnh Vũ. Ban đầu nàng cũng không tính mang y đi theo nhưng y lại kiên quyết phản đối, nói rằng nơi đông đúc như vậy khó tránh khỏi có kẻ mang ý đồ xấu. Cuối cùng đành cho y đi theo, coi như có chút an tâm.

Nhiếp Tư Mặc đầu đội mũ rèm, vận y phục thắt ngực thêu hoa lựu nhỏ chi chít trên nền vải màu tím nhạt. Nàng nhẹ xốc mũ lên, để lộ gương mặt non nớt nhỏ nhắn chỉ tô một chút son đỏ và điểm một đốm hoa điền. Bên ngoài khoác một tấm áo lông chồn trắng tinh khôi. Không nhìn mặt chắng cũng không ai nghĩ nàng chí là tam tiểu thư Nhiếp gia, cách ăn mặc của nàng có thể nói là giản dị nhất trong đám nữ nhân ở đây.

Nhiếp Tư Mặc nhỏ giọng hỏi: "Uyển Nhi, mẫu thân ta đang ở đâu?".

Thị nữ đáp: "Lâm phi nhân đang ở hậu viện tiếp khách quý cùng lão gia ạ".
Khách quý sao? Là ai mà khiến mẫu thân ra mặt tiếp đón như vậy? Nàng có chút hoài nghi.

"Thật hiếm thấy tam nương hứng thú với những chỗ náo nhiệt thế này".

Từ phía sau vang lên giọng nói nữ nhân dịu dàng điềm đạm. Nhiếp Tư Mặc lập tức quay người. Trước mặt nàng là lục y nữ tử dáng người nhỏ nhắn tướng mạo đoan trang, đầu đội mũ hoa, tóc vấn cài trâm vàng. Dáng điệu của nàng yểu điệu vô cùng. Nàng là đích nữ của Trưởng sử Lý Triều Dương-Lý Giai Kỳ, cũng chính là thê tử của Nhiếp Hàn Thanh.

Nàng có chút bất ngờ, bình thường rất ít khi nhìn thấy Lý Giai Kỳ xuất hiện, thậm chí còn rất ít bắt chuyện với nhau, không ngờ lại đụng mặt trong yến tiệc này.

Nhiếp Tư Mặc cũng hành lễ rồi cười đáp: "Không ngờ lại có dịp gặp đại tẩu ở đây. Quả thật Tư Mặc không thích náo nhiệt cho lắm nhưng là sinh thần của mẫu thân thì không thể không có mặt được".
Lý Giai Kỳ hơi nghiêng mặt nhìn bộ y phụ của nàng rồi hỏi: "Tam nương dù sao cũng là thiên kim thế gia, nay lại là yến tiệc sinh thần của Lâm phu nhân, muội ăn vận có phải hơi đơn giản không?".

Nàng nghe đến đây cũng chỉ biết cười gượng: "Đơn giản sao? Ta có hơi không quen với cách ăn mặc cầu kỳ cho lắm, cứ đơn giản thế này nhưng đủ thoải mái và giữ ấm được rồi". Nàng nói tiếp: "Phải tồi đại tẩu, đại ca ta không đi cùng tẩu sao?".

Lý Giai Kỳ lắc đầu, nét mặt trầm xuống nhưng vẫn giữ nụ cười: "Chàng không đến. Chỉ nhờ ta mang lễ lễ vật đến thôi".

Nàng hiểu ý, không hỏi gì thêm.

Năm nào cũng vậy, không riêng gì Lâm phu nhân mà sinh thân của người nhà Nhiếp Hàn Thanh đều không đến dự, không nhờ nương tử thì cũng là sai tùy tùng gửi đến.

Tuy mối quan hệ giữa Nhiếp Tư Mặc và đại ca có chút rắc rối nhưng giữa nàng và vị đại tẩu Lý thị này lại khá tốt. Nàng ta lad người đoan trang hiền thục, biết suy xét cho phu quân, lại rất biết giữ hoà khí trong nhà.
Thế nhưng tình cảm giữa Nhiếp Hàn Thanh và Lý Giai Kỳ lại không quá mặn nồng, là phu thê bao năm nhưng lại không chung chăn gối. Y đối với nàng không hẳn là tình yêu nam nữ mà đúng hơn là trách nhiệm.

Nhiếp Hàn Thanh có thể nói là kẻ có tài nhưng lại vô tình. Y từ nhỏ đã văn thao võ lược, lại có chí lớn nên rất nhanh đã được nắm giữ vị trí quan trọng trong quân đội triều đình.

Người đời vẫn truyền ta nhau giai thoại về vị đô úy trẻ tuổi tướng mạo tuấn tú mắt phượng hẹp dài cùng khí chất uy phong lạnh lẽo trên chiến trường đại phá vạn quân địch.

Hôn sự của Nhiếp Hàn Thanh và Lý Giai Kỳ không bắt nguồn từ tình cảm đôi bên mà là một cuộc hôn nhân chính trị nhằm làm lớn mạnh thế lực của cả Nhiếp thị và Lý thị. Hay nói cách khác cả hai chỉ là một quân cờ, Nhiếp Hàn Thanh và Lý Giai Kỳ đều hiểu điều này, cũng vì vậy mà giữa y và nàng đều giữ chừng mực với nhau.
Người ta vẫn nói Nhiếp đô úy một đời tận lực vì quốc gia, sống chết trên chiến trường nhưng lại quá đỗi vô tâm với đời, là người không có trái tim.

Kể cả có như vậy Lý Giai Kỳ cũng không oán trách y. Với nàng mà nói, sinh ra trong thời loạn không trách khỏi bị kẻ khác kìm hãm mà điểu khiển, kể cả khi là đích nữ dang môn thế gia thì chung quy lại cũng chỉ là nữ nhân, nàng hoàn toàn yếu thế trong việc định đoạt . Nhiếp Hàn Thanh cũng là vì đại cục mà bỏ lại tất cả, đó là điều nàng ngưỡng mộ ở y.

Nhiếp Hàn Thanh chưa từng lạnh nhạt với nàng, cũng chưa từng yêu nàng. Cái y đối với nàng chỉ là trách nhiệm hôn nhân. Nếu y một lòng vì giang sơn đại cục thì nàng cũng phải gánh trên vai trách nhiệm gia tộc. Từ một nữ tử hồn nhiên hoạt bát sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ thì giờ đây lại phải gồng mình mà đấu tranh, tính toán đường đi nước bước vẹn toàn cho phu quân.
Người ngoài nhìn vào chỉ có thể ngập ngùi nuối tiếc cho đoá hoa chưa kịp nở ấy.