Sau khi Ôn Chủy Vũ lên xe thì nhận được tin nhắn của Diệp Linh, trên đó ghi rõ địa chỉ nhà cô ấy.
Ôn Chủy Vũ có chút kinh ngạc.
Diệp Linh lo cô bị lạc đường sao? Giờ này không phải là giờ tan ca cao điểm, xe cộ trên đường cũng không nhiều, muốn đi lạc cũng không dễ gì.
Cô đáp lại một dòng: "Đã nhận được." rồi không quan tâm đ ến nữa.
Diệp Linh sợ cô lạc đường, nhưng cô không lo tài xế sẽ đi lạc chút nào.
Tài xế này họ Lý, tên Lý Bân, là một quân nhân đã giải ngũ, mười tám tuổi nhập ngũ, làm lính lái xe mười hai năm, ra ngoài lái xe riêng cho đến nay đã được ba bốn năm, về cơ bản cũng giống như xe taxi, chạy miết nên thành "thổ địa" vùng này.
Xe của anh ta vững vàng chạy theo phía sau Diệp Linh, xe Diệp Linh đi nhanh, anh ta lái nhanh, xe Diệp Linh thả chậm, anh ta chạy chậm, khoảng cách giữa hai chiếc xe được duy trì ở mức vừa phải, xe của Diệp Linh gần như không hề khuất khỏi tầm mắt.
Nơi Diệp Linh sống nằm trong khu biệt thự tương đối nổi tiếng của thành phố, cách nhà cô khá xa, lái xe cả tiếng đồng hồ mới đến.
Khi xe của Diệp Linh giảm tốc độ để tiến vào cửa chính thì xe của Ôn Chủy Vũ đã dừng lại, đợi ở phía sau.
Ôn Chủy Vũ ngẩng đầu nhìn sơ qua cổng nhà Diệp Linh, lập tức ngây người.
Cổng chính của nhà Diệp Linh là dạng tháp cổng thường thấy ở phương Nam.
Nền và trụ cổng được làm từ đá cẩm thạch trắng, bên trên khắc đầy hình lưu vân thụy thú, phía trên là đấu củng mái cong, có đề bốn chữ "Côn Luân Tiểu Trúc" theo kiểu chữ triện, khí thế phi phàm.
Cái tháp cổng này cực kỳ giống với thiết kế tháp cổng của Côn Luân Họa Thất do cô vẽ trước đây, chỉ là sau này vì lí do giá thành nên cuối cùng tháp cổng của phòng tranh đã được sửa thành kiểu đơn giản hơn.
Từ điêu khắc nổi đổi thành hình vẽ màu, từ xây thêm tháp cổng biến thành cổng trang trí, chỉ giữ lại mỗi kiểu dáng.
Cổng nhà của Diệp Linh chính là phiên bản hoàn chỉnh, tí ti cũng không cắt đổi.
Nếu như không phải là nhờ nhân công, vật liệu hay kỹ thuật thì không thể hoàn thành trong dăm ba tháng, mà xem ra cái tháp cổng này ít nhất cũng phải xây mất một hai năm, Ôn Chủy Vũ thiếu chút nữa thì cho rằng Diệp Linh đã lấy sơ đồ thiết kế phòng tranh của mình.
Mặc dù nói kiểu dáng cổng tháp Trung Quốc về cơ bản cũng chỉ có bấy nhiêu, nhưng "đụng hàng" như thế này đâu chỉ gây xấu hổ, mà gần như khiến Ôn Chủy Vũ muốn độn thổ cho xong.
Kiểu cách cổng tháp không mấy khác nhau, một cái gọi là "Côn Luân Họa Thất", một cái tên là "Côn Luân Tiểu Trúc", cổng tháp nhà Diệp Linh xây xong trước, bản thiết kế của cô vẽ sau, nhìn dọc ngó ngang kiểu gì thì đồ nhà cô cũng là hàng nhái.
Cuối cùng Ôn Chủy Vũ cũng hiểu vì sao Diệp Linh đứng trước cửa phòng tranh nhìn chằm chằm tấm biển hết nửa ngày, cuối cùng cô cũng biết nụ cười treo trên khóe môi kia mang theo ý nghĩa gì.
Ôn Chủy Vũ tự nhận mình không phải là người hay nóng nảy, cô muốn bảo Lý Bân lập tức đưa mình trở về nhà, sau đó mới phát hiện bản thân chỉ lo xấu hổ cùng giận dỗi mà không để ý tới xe đã chạy vào trong sân, Lý Bân xuống xe mở cửa sau cho cô, còn Diệp Linh đang đứng bên cạnh xe đợi.
Ôn Chủy Vũ hít sâu một hơi, đè nén cảm xúc, xuống xe, đưa mắt nhìn sang Diệp Linh – cái người đang dịu dàng mỉm cười nhìn cô.
Cửa lớn nhà người ta cô cũng đã vào, tháp cổng cô cũng đã thấy, bây giờ muốn về, có phần quá hèn nhát.
Sau khi Ôn Chủy Vũ đứng lên xong, cô thản nhiên hỏi một câu: "Hình như Diệp tiểu thư có ý kiến với cách thiết kế cổng phòng tranh của tôi, đúng không?"
Diệp Linh có phần bất ngờ nên ngây người mất một lúc, sau đó nói: "Sao có thể như vậy được? Tôi rất thích."
Ôn Chủy Vũ nghe vào tai, chỉ thấy đầy sự mỉa mai, trong lòng nổi lên cảm giác kích động muốn bỏ trốn.
Cô đứng ưỡn thẳng thân người, đôi tay khép hờ dần siết lại, cố gắng khống chế cảm xúc của bản thân.
Xúc cảm đổi thay, biến thành ảo não, thầm nói: "Ai bảo thiết kế của mình y như đúc tháp cổng của nhà Diệp Linh!" Cô lại nghĩ, Diệp Linh chắc sẽ không nhàm chán đến mức cố ý mời cô đến chỉ để chê cười một phen, buồn bực trong lòng cũng tan biến đi ít nhiều.
Diệp Linh nói với Ôn Chủy Vũ: "Mời vào trong." Rồi đưa Ôn Chủy Vũ vào phòng khách.
Ôn Chủy Vũ theo chân Diệp Linh đi về phía phòng khách, tầm mắt vô ý lướt qua khoảng sân, thoáng thấy trong ấy có một gốc cổ thụ khá lâu năm, dường như mới được dời trồng vào.
Cổ thụ cao chót vót, lá vàng theo chiều gió cuốn rơi khắp sân, rơi trên bàn tròn đôn sứ(1), rơi xuống vườn hoa, chậu cảnh, rơi vào non bộ, ao con, nơi nơi đều là lá vàng.
Màu vàng của lá hòa cùng sắc xanh của cây tùng chậu cảnh, lồ ng giữa non bộ, nước xanh, cầu nhỏ, lương đình, hiện lên nét đìu hiu vắng lặng của mùa thu.
Nhưng dòng nước róc rách chảy từ hòn non bộ này lại như được gió thu thổi thêm sức sống, mấy chậu hoa dương tử kinh(2) ở bên cạnh cũng vừa dịp nở rộ.
Nhìn sân nhà Diệp Linh khiến cho lòng Ôn Chủy Vũ sản sinh ra một loại cảm giác khó diễn tả bằng lời, giống như đã từng quen thuộc, giống như cô đã từng đến nơi này.
Loại cảm giác ấy lan tràn dưới đáy lòng Ôn Chủy Vũ, làm cho đôi chân vốn đã đặt lên ngưỡng cửa phòng khách của cô phải dừng bước, có chút do dự, đợi đến lúc Diệp Linh quay đầu lại mới cất bước đi tiếp.
Phòng khách nhà Diệp Linh lấy màu trắng làm chủ đạo, điểm xuyết thêm màu xanh cây cảnh và tranh thủy mặc sơn thủy, trang trí vô cùng thanh nhã.
Cô theo lời của Diệp Linh mà ngồi xuống ghế sô pha, Diệp Linh đích thân pha trà.
Ánh mắt của Ôn Chủy Vũ rơi trên đôi tay đang pha trà của Diệp Linh rồi chuyển sang ô cửa kính, sau đó dừng lại nơi sân viện.
Cô nhìn cây cổ thụ kia, nhìn những phiến lá vương đầy sân, đầy bàn dưới tán cây cùng hòn non bộ tạo dáng ở bên cạnh, cảnh vật trước mắt cùng với bức tranh trong tâm trí cô hòa thành một thể.
Trong bức tranh ấy, tiểu yêu nấp trên hòn non bộ, dưới gốc cây là bàn tròn ghế đẩu được làm từ đá bạch ngọc núi Côn Luân, một con cáo chín đuôi lông trắng như tuyết đang ngồi bên bàn ngọc.
Bức tranh này tên là Cửu Vĩ, ba năm trước đã từng được cô mang đi tham gia triển lãm.
Ngày ấy, con cáo chín đuôi ở dưới gốc cây đang chết dần, lông cáo tung bay như màn tuyết dày rơi trên đỉnh Côn Luân, nó tan biến như làn khói, cuối cùng chỉ còn sót lại một lớp tro tàn óng ánh.
Tiểu yêu chôn nó dưới gốc cổ thụ.
Tiểu yêu không biết con cáo chín đuôi kia đang đợi ai, nó chỉ biết, cho đến khi chết đi, con cáo vẫn không đợi được.
Lúc sắp chết, đôi mắt của cáo kia trông thật thê lương và ảm đạm.
Cô chỉ vẽ con cáo chín đuôi dưới tán cây, chỉ vẽ lại đôi mắt lúc sắp lìa cõi trần của nó, cô không vẽ vì sao con cáo lại chết.
Diệp Linh kêu một tiếng: "Chủy Vũ."
Ôn Chủy Vũ hoàn hồn, quay sang nhìn Diệp Linh, mới phát hiện Diệp Linh vừa rót trà mời cô.
Cô đưa hai tay nhận lấy tách trà, nhẹ nhàng thổi thổi, hơi do dự, hỏi một câu: "Diệp tiểu thư thích Cửu Vĩ sao?"
Diệp Linh suy nghĩ, mới chậm rãi nói: "Thích phong cảnh giống trong tranh." Nàng ta ngập ngừng rồi tiếp: "Trong mắt cửu vĩ hồ chứa đựng quá nhiều bi thương, lộ ra vẻ tuyệt vọng khi sắp chết."
Ôn Chủy Vũ không ngờ Diệp Linh sẽ xem tranh tỉ mỉ đến vậy, có thể nhìn ra cảm xúc của cửu vĩ hồ trong tranh của cô, cô có chút bất ngờ lẫn không biết phải nên nói gì, chỉ đành im lặng không lên tiếng.
Diệp Linh ngừng một lát, bảo: "Trên hòn non bộ có một tiểu yêu tựa như một khối gắn liền với núi đá, mắt của cửu vĩ hồ đang nhìn về phía nó.
Chủy Vũ, tranh của cô rất có thần, nhìn vào mắt hồ ly ở trong tranh, tôi nghĩ, nó nhất định đã nói điều gì đó với tiểu yêu kia." Cô lại dừng, nói: "Tôi có hơi tò mò, không biết Chủy Vũ có thể nói cho tôi được không?"
Ôn Chủy Vũ khe khẽ lắc đầu đáp: "Nó không nói gì cả." Nhưng tiểu yêu tinh kia biết nó muốn nói điều gì.
Tiểu yêu chỉ là một khán giả, một vị khách qua đường, nó không thể làm gì cũng chẳng thể thay đổi được điều chi, chuyện duy nhất nó có thể làm chính là chứng kiến cửu vĩ hồ chết đi, sau đó mang nó đi chôn.
Tiểu yêu không biết, người mà cửu vĩ hồ đang đợi, đã chết từ rất lâu rất lâu rất lâu rồi.
Câu chuyện về chúng tiên yêu trong dãy núi thiêng Côn Luân, kỳ thực đều không được tốt đẹp.
Giống như nhân thế này, mặc kệ cuộc sống có tuyệt diệu hay tồi tệ đến đâu, cuối cùng, nhạc tàn người tan, lúc kịch hạ màn, ngoảnh đầu lại, ai cũng không thoát khỏi số kiếp hóa thành nắm xương vụn.
Ôn Chủy Vũ hoảng hồn nhận ra chính mình đang phân tâm, nói với Diệp Linh: "Thời gian không còn sớm nữa, chúng ta đi chọn tranh thôi."
Diệp Linh đáp lại một tiếng: "Được." Cô nói: "Tranh ở trong phòng tranh trên lầu một." Nói xong, đứng dậy: "Mời đi lối này." Rồi dẫn Ôn Chủy Vũ lên lầu.
Ôn Chủy Vũ theo Diệp Linh vào phòng tranh, liền thấy trước mắt treo rất nhiều tranh của mình, toàn bộ tranh treo trong phòng này đều là tranh của cô.
Lúc này, Ôn Chủy Vũ mới kịp nhận ra đây là những bức tranh được cô treo trong phòng tranh ở nhà cũ trước kia.
Cô nhớ rõ lúc Diệp Linh mua tranh có nói nhiều tranh như thế này dọn tới dọn lui cũng không tiện, Diệp Linh mua lại tranh của cô, có thể để cho chúng được giữ gìn nguyên trạng ở bên trong phòng vẽ.
Ôn Chủy Vũ tức ngực một hồi, quay đầu nhìn Diệp Linh với ánh mắt thâm sâu, thật không muốn tiếp tục trông thấy Diệp Linh nữa.
Tranh do bản thân vẽ ra, dù có nhắm mắt cũng có thể đếm được, bức nào thích hợp mang đi triển lãm, bức nào chỉ có thể mang giấu dưới đáy gương, cô là người rõ nhất.
Ôn Chủy Vũ nhanh chóng nói ra tên của những bức tranh, để Diệp Linh đi tìm.
Diệp Linh nói: "Tôi thấy bức Thi Sơn Huyết Hải Đồ kia cũng không tệ."
Ôn Chủy Vũ: "..." Cô quay đầu lại nhìn Diệp Linh, thật muốn hỏi một câu: Gu thưởng thức của cô mặn mòi vậy? Nhưng làm họa sĩ vẽ tranh, người đời có thể chê gu của Diệp Linh khi tán thưởng bức tranh độc đáo này, duy chỉ có cô là không thể.
Trên thực tế, bức tranh đó cũng không tồi, chỉ là không phù hợp để mang ra trưng bày.
Ngày trước, khi Ôn Lê xem nó xong thì gặp ác mộng hết nửa tháng trời, thiếu chút nữa muốn đốt luôn tranh của cô.
Cô "ối" một tiếng, bảo: "Diệp tiểu thư, tôi cho rằng cô vẫn nên suy nghĩ đến cảm nhận của Ôn Lê một chút.
Chị ấy trông thấy bức Thi Sơn Huyết Hải Đồ này thì sẽ nhớ lại những ký ức không được vui vẻ cho lắm."
Diệp Linh "à" một cái, tiếp đó hiếu kì hỏi: "Thật ra, tôi có hơi tò mò, sao cô lại vẽ dạng tranh như thế này?"
Ôn Chủy Vũ nghẹn lời, cô xoay đầu nhìn cái người lúc nãy mới vừa nói thích bức Thi Sơn Huyết Hải Đồ kia, thản nhiên đáp: "Không vì sao cả, nằm mơ thấy ác mộng nên vẽ lại để hù người khác." Nếu cũng có thể dọa được Diệp Linh ngủ mơ thấy ác mộng được nửa tháng thì tốt biết bao.
Diệp Linh hỏi: "Cô không sợ hả?"
Ôn Chủy Vũ trưng ra bộ mặt không cảm xúc đáp: "Không sợ thì sao gọi là ác mộng!" Cô thật sự không muốn làm người không có tố chất, trong lòng lén lút cười nhạo Diệp Linh là đồ thần kinh chuyên đi hỏi mấy chuyện ngu ngốc.
Bây giờ Ôn Chủy Vũ không muốn ở cùng Diệp Linh, đợi thêm một lát nữa thôi, tất cả tu dưỡng, tố chất, lễ tiết, lễ nghĩa gì đều sụp đổ.
Diệp Linh chẳng nói chẳng rằng lại "à" thêm một tiếng, dựa theo lời Ôn Chủy Vũ, mang mấy bức tranh kia chuyển ra cổng lớn.
Sau khi chuyển liền một mạch hết bảy bức tranh, nàng ta lại cầm ra bức Côn Luân Ám Hà Yêu Bà vẽ một mụ yêu với mái tóc dài hơn cả con người, gầy guộc trơ xương, vảy mọc đầy người, móng tay cong dài giống như họ hàng của loài người cá.
Diệp Linh hỏi: "Đây là giao nhân(3) sao? Nhưng tại sao lại không có đuôi cá?" Nàng ta nghĩ một lúc, lại thấy không đúng lắm: "Núi Côn Luân thời viễn cổ đâu có con người?"
Ôn Chủy Vũ nặng nề hoài nghi Diệp Linh đang nghi ngờ tranh của cô vẽ sai.
Cô dùng sức bóp chặt ngón tay, thầm nói: "Bình tĩnh!", sau đó tiếp tục cố gắng giữ dáng vẻ bình thản, nói: "Đây là Côn Luân Ám Hà Yêu Bà Đồ, vẽ yêu bà, không phải vẽ người, không phải giao ngư...!không phải là giao nhân."
Diệp Linh đáp một tiếng, nâng mắt săm soi nhìn Ôn Chủy Vũ, lại đem bức tranh đó treo lại chỗ cũ.
Ôn Chủy Vũ âm thầm thở phào một hơi.
Ngoại hình của yêu bà không hợp với thẩm mỹ đại chúng, treo nó lên rất dễ nhận được lời chỉ trích phê bình hoặc bị người ta bác bỏ.
- ------------------
Chú thích:
(1) Bàn tròn đôn sứ (圆桌瓷凳): là dạng bàn tròn phối cùng ghế đôn sứ (ghế nhỏ, không có tựa), có giá trị phong thủy.
(2) Hoa dương tử kinh (紫金花 hay 紫荆花): Việt Nam mình thường gọi là hoa móng ngựa hoặc hoa móng bò hay lan Hongkong, là loại hoa thân gỗ thường xanh, có hoa màu tím.
(3) Giao nhân (鲛人): Theo Tầm nguyên từ điển, giao nhân là loài có mình người đuôi cá.
Tương truyền ở biển Nam Hải có giao nhân làm nhà dưới nước để ở, sống như cá và chuyên nghề dệt, thường lên mặt nước giao du với người.
Mỗi khi từ biệt người, giao nhân khóc, nước mắt chảy thành hạt châu.
Tương An Quận Vương có câu thơ: "Giao chan đũa ngọc tằm doanh khúc vàng".
Giao đây tức là giao nhân..
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.