Hải Đăng là con nhà giàu, nhưng không ai nhớ Hải Đăng là cậu ấm nhà ai, chỉ biết trong giang hồ gọi Hải Đăng là Đăng đen.

Sau lưng Hải Đăng là một băng đảng giang hồ, mười tám tuổi, Hải Đăng đã mở vũ trường, quán bar.

Lăn lộn trong giang hồ, việc gì cũng làm.

Hải Đăng tưởng mình đã tàn nhẫn đến độ nhìn người khác chết trước mặt mình cũng không chớp mắt lấy một cái, vậy mà lần gặp đứa trẻ trong ngõ tối, Hải Đăng mới biết mình sai.
Khi ấy ngõ tối chỉ có một đứa trẻ, dáng vẻ tầm mười lăm tuổi, cậu trai non nới trong hẽm.

Kỷ Nhiên từ nhỏ đã sống cùng ông nội, được dạy dỗ khắt khe nhưng ông cũng rất yêu thương anh.

Người bạn thanh mai trúc mã duy nhất lúc đó của anh cũng chỉ có Jasmine, trải qua tuổi thơ đen tối nên khi lớn lên anh rất tàn nhẫn đối với những kẻ muốn hại mình.

Xung quanh là một đám côn đồ cầm mã tấu gậy gộc, tất cả cùng nhau lao lên.

Hải Đăng nhìn thoáng qua, đã thấy Kỷ Nhiên quay người chịu roi.

Đứa bé không la hét, không hề than vãn, chống trả bằng tất cả bản năng.

Hải Đăng không biết hôm ấy có phải lương tâm ít ỏi của anh trở về hay không, khi nhìn thấy cả người anh đầy máu, nhưng ánh mắt vẫn trong trẻo không hề nhuốm sợ hãi, anh lại lên giúp đỡ.

Vừa lao lên, đám người đã bị đánh cho bầm dập, bỏ chạy khỏi hẻm tối.
Đến khi tất cả bỏ đi rồi, Hải Đăng mới cúi gập người nhìn đứa trẻ trên đất.

Không biết còn thở không, chỉ thấy đứa bé đã nằm yên gần nửa tiếng rồi.
"Còn sống không?"
“Còn."
Kỷ Nhiên cố gắng ngồi dậy, không rên lấy một tiếng.

Hải Đăng nhìn dáng vẻ gầy nhom dần bò dậy, chẳng biết có gãy xương không, thì âm thầm gật đầu.

“Cậu đắc tội ai mà bị đánh thế? Nếu hôm nay anh không đi ngang qua, có khi cậu đã chết rồi".
Kỷ Nhiên khi ấy không đáp lời, như một con thú lặng lẽ liế.m láp vết thương.


Hải Đăng không thúc giục, đã thấy một con dao nhỏ rơi ra từ túi quần Kỷ Nhiên.

Kỷ Nhiên cúi người, đau đến oắn lại vẫn run run nhặt dao lên bỏ vào túi quần.

Bấy giờ mới quay người nói với Hải Đăng.
“Nếu anh không tới, họ đã chết rồi".
Hải Đăng nghe xong không nói gì, chỉ là ánh mắt anh quá bình tĩnh, đến nỗi anh tin đứa trẻ mười mấy tuổi này có thể giết người thật.

Chẳng hiểu sao hơi rùng mình, có lẽ vì Kỷ Nhiên tuổi còn trẻ, lại nói ra câu ấy, khiến Hải Đăng hơi rợn gáy.

Trong kí ức của anh, chưa có một đứa nhỏ nào bình tĩnh nói ra mạng người như không như thế, Hải Đăng tìm tòi trong ánh mắt đứa trẻ, chỉ thấy sự ngây thơ đơn thuần, vậy là càng khó hiểu hơn.

Đáng lý mà nói, Kỷ Nhiên phải được nuôi dưỡng trong gia đình đàng hoàng tử tế, việc gì lại đắc tội với người khác để bị đánh đến nông nỗi này? Mãi đến tận sau này, Hải Đăng mới biết, người đánh Kỷ Nhiên là người của bố cậu ta.

Sau đó Hải Đăng gặp Kỷ Nhiên thường xuyên hơn, khi thì trong bar, lúc ở trong vũ trường.

Không biết từ khi nào anh cũng tham gia vào chốn giang hồ, lâu lâu lại trốn nhà ra đi khiến ông nội anh cũng phải bất lực.

Không biết thân thiết từ khi nào, có lẽ là ngày cả hai tựa vào nhau khi giang hồ đuổi giết, cũng có thể khi vũ trường của Hải Đăng đóng cửa.

Khi ấy trong túi không có lấy một đồng, chỉ biết uống nước ăn bánh mì cầm hơi.

Những gian khổ ấy kể không hết, chỉ là tình cảm tích lũy theo tháng năm.
Đến tận khi hai người gầy dựng được sự nghiệp của riêng mình, vẫn còn qua lại đến tận bây giờ.

Ở cạnh Kỷ Nhiên lâu như vậy, không lẽ Hải Đăng còn không hiểu bạn mình? Người như Kỷ Nhiên, Hải Đăng không tin anh sẽ dừng chân ở một người phụ nữ nào cả.

Kỷ Nhiên bên ngoài lạnh lùng, trong lòng cũng lạnh nhạt không kém.

Là loại người trong ngoài đồng nhất, không hề ngụy trang cho sự tàn bạo của mình.

Hải Đăng cảm thấy, người như Kỷ Nhiên chỉ nên làm bạn, không nên kết thù.

Thậm chí anh không chắc Kỷ Nhiên có thể mở lòng rung động với phụ nữ hay không.


Ít ra thì ngần ấy năm lăn lộn, Hải Đăng chưa từng nghe việc Kỷ Nhiên thích ai hay đi cùng với phái nữ bao giờ.

Anh em trong băng còn đồn thổi Kỷ Nhiên là gay, nên không qua lại với phụ nữ, có khi đưa tới tận giường rồi Kỷ Nhiên còn bỏ đi, đủ thấy đời sống riêng tư của Kỷ Nhiên đơn điệu đến mức nào.
Bởi vậy, nên phản ứng đầu tiên của Hải Đăng khi nghe thấy chuyện Kỷ Nhiên lấy vợ, là không tin.

Chắc chắn là nghe nhầm rồi, Kỷ Nhiên ngoài việc là chủ tịch của Eudora ra, vẫn còn một chân trong giang hồ.

Với người trong giang hồ, phụ nữ có đôi khi là gánh nặng, chứ không phải là hạnh phúc.

Kỷ Nhiên còn không yêu đương gì, tự nhiên lòi ra một cô vợ, càng nghĩ càng khó tin.
“Hôm nay đùa vậy không vui nhé"
"Anh quen tôi lâu vậy rồi còn không biết tính? Tôi có bao giờ lừa gì anh chưa?"
Kỷ Nhiên biết chuyện mình cưới vợ có lẽ hơi khó tin, nên chẳng trách cứ gì.

Hải Đăng, anh hỏi gì thì đáp nấy.
“Ai mà biết cậy có thêm thói xấu gì".
Hải Đăng thở dài, tự hỏi vợ của Kỷ Nhiên là người thế nào mà níu được chân người này, kết hôn gấp gáp không nói, bây giờ một tiếng gió cũng không nghe, làm sao không nghi ngờ.
“Là phụ nữ nhà đàng hoàng?"
Kỷ Nhiên nhấp rượu, gật đầu.

Vậy mà Hải Đăng cười sằng sặc.

Cụm từ này chỉ nói đùa với nhau thôi, nếu sau này rửa tay gác kiếm, phải chọn phụ nữ đàng hoàng mà xây tổ ấm.

Tưởng đâu Kỷ Nhiên nghĩ khác, ai ngờ cũng theo lối mòn này.
"Đúng là nghịch lí, ai trong cái giới này cũng ưa phụ nữ đàng hoàng”.
"Ai mà không muốn vợ mình tốt".
"Được đó, cậu cưới mà không bảo anh một tiếng, anh em thế đấy".
Hải Đăng trách móc, nhưng Kỷ Nhiên chỉ lắc đầu.
“Anh biết mà, tôi không thể chờ để gặp anh".

Hải Đăng khá ngạc nhiên, rồi lại nghĩ đến bạn bè trong giang hồ của Kỷ Nhiên, đúng là không thích hợp thật.


Có khác gì báo cho họ thêm một đích nhắm đâu.
“Không sao, sau này bù lại là được.

Vợ cậu chắc cũng không giận gì cậu đâu”.
Kỷ Nhiên không bình luận thêm, chỉ tiếp tục rót rượu vào ly, đợi Hải Đăng cười xong mới thêm rượu cho anh.

Hai người đàn ông uống đến không biết trời trăng gì.

Câu chuyện cũng dần đi xa hơn.
“Có lẽ.

Bao giờ anh bay về lại?"
Gia đình của Hải Đăng đều định cư ở nước ngoài, thành ra Hải Đăng thường xuyên bay qua bay lại giữa hai nước thăm gia đình, chẳng khác đi chợ là mấy.

Hải Đăng nghe đến chuyện bay, lắc đầu.
“Chắc cuối tháng, gần đây sức khỏe lão già ngày càng kém.

Chẳng biết sống qua năm nay không."
Hải Đăng nói dửng dưng thế, nhưng Kỷ Nhiên biết anh rất quan tâm đến lão già ấy.

Trong nhà, người Hải Đăng quan tâm nhất là ông nội của anh ta.

Hầu như anh phản trắc, không nghe lời bố mẹ, nhưng ông nội nói một anh chưa từng nói hai.

Mới biết Hải Đăng thương yêu ông ấy thế nào.

Kỷ Nhiên vỗ vỗ vai Hải Đăng.
“Sống chết có số, anh không cần buồn làm gì."
Kỷ Nhiên an ủi thế này, Hải Đăng cảm thấy không quen chút nào.

Âm thầm cảm thán, quả nhiên người có vợ có khác, dễ tính hơn nhiều, bảo sao ai cũng khuyên anh mau lấy vợ đi.

Hải Đăng nghĩ vậy nên gật đầu theo.
“Vậy nên anh cũng lấy vợ cho lão vui lòng mới phải".
“...! ” Nhắc đến chuyện này, Kỷ Nhiên lại nhìn điệu bộ gợn đòn của Hải Đăng.

Hải Đăng không xăm trổ đầy người như đàn em, không tóc vàng xanh như đám dưới quyền, nhưng nhìn không giống người đàng hoàng.

Hải Đăng làm việc chẳng theo nguyên tắc nào, cũng không bao giờ gò ép mình vào khuôn khổ.


Năm anh gặp Hải Đăng, Hải Đăng đã có một thế lực của riêng mình.

Nên càng hiểu được tính cách tự do không gò bó của Hải Đăng.
Mãi đến tận sau này, Kỷ Nhiên chơi thân với Hải Đăng mới biết gia cảnh nhà anh cũng không kém mình chút nào.

Mà cũng đúng, không có thế lực làm sao lăn lộn trong giới này bình yên như vậy?
Người như Hải Đăng, sẽ không vì một lời hứa hẹn của người khác mà làm khó mình.

Vậy mà không, Hải Đăng lại vì một lời hứa của ông nội mình và bạn thân ông ấy, trong một lần hai người ngồi chơi cờ tướng uống nước chè, mà tìm kiếm một người ngần ấy năm.

Nghe đâu hai ông khi ấy lấy vợ, sau đó giao kèo cho hai đứa trẻ trong nhà đính hôn.

Lúc ấy vợ của David còn chưa có thai, nhưng lời giao ước này cứ lập nên như vậy, Hải Đăng khi biết mình có vợ chưa cưới, tưởng sẽ phản đối nhiệt tình, ai ngờ vẫn chiều theo ý ông nội.

Chỉ tiếc là, sau khi đứa bé sinh ra, lại bị bán đi.

Sau đấy vợ chồng nhà David cũng không mang thai thêm lần nào nữa.

Vì vậy lời hứa của ông nội Hải Đăng càng quý giá, thiếu điều nói Hải Đăng sang đó phụng dưỡng vợ chồng David mà thôi.
“Vẫn là cô con gái của ông David à?"
Hải Đăng gật đầu.

Kỷ Nhiên thấy dáng vẻ nghiêm túc ấy suýt cười thành tiếng.
“Anh cũng hay đó, không biết cô gái đó lạc trôi đến tận đâu rồi? Một đứa trẻ một tuổi bị bán sang biên giới, anh thấy kiếm được sao? Đợi đến lúc có vợ, có khi ông ấy đã nằm yên dưới quan tài rồi".
Hải Đăng hiểu cả, nhưng vẫn lắc đầu.

Giọng điệu không vui mấy khi nhắc đến quan tài, rồi lại lạc quan ngay được.
“Thôi thôi, ai nói anh không chờ được? Nếu lỡ mà không chờ được thì đi sang ở rể bên đó luôn.

Ông David là tỷ phú đó, anh sang đó ở là cả đời không lo ăn mặc luôn.

Đấy, đàn ông chỉ cần có vậy".
"Mấy cái vũ trường của anh chắc cháy hết rồi."
Kỷ Nhiên nghe xong lắc đầu, cho dù Hải Đăng ăn chơi đàm đúm, thì cũng không lo ăn mặc, việc gì phải đi do lời hứa hôn của ông nội mình mà tìm một cô gái lấy làm vợ? Kỷ Nhiên không tiện xen vào chuyện của người khác, nên thành ra nói vậy cũng không đào sâu nữa.

Biết có nói cũng chẳng được gì.
Hải Đăng gật đầu, biết ý lảng sang chuyện khác.

Cả hai bàn từ chuyện sáng nay bánh mì chỗ quen dẹp tiệm, đến tình hình kinh tế gần đây đang chững lại, mãi đến nửa đêm mới say sưa ngừng chuyện..