Editor: Cơm Nắm Nhỏ

___________

Hoàng hôn buông xuống.

Hứa lão tam vắt chân lên cổ đi về nhà, nghĩ tới nếu về muộn, người phụ nữ nhẫn tâm kia chưa chắc đã phần mình cơm chiều đâu, phải đi nhanh hơn mới được.

Có chậm trễ gì cũng không được chậm trễ ăn cơm.

Từ khi nào mà Hứa Kiến Vân này lại phải vì một bữa cơm mà chiến đấu chứ. Hứa lão tam thở dài một tiếng, chân cũng bước nhanh hơn, vừa vào thôn thì nhìn thấy bên bờ sông có không ít đứa trẻ tìm kiếm gì đó. Anh nháy mắt mấy cái nhưng cũng không hỏi gì mà đi về nhà thật nhanh.

Anh đi ngang qua ruộng, không xa đã về tới nhà mình.

Thường Hỉ thấy anh về thì chìa tay ra: “Đồ đâu?”

Hứa lão tam đưa túi cho chị nói: “Đây, cho em này.”

Anh than thở: “Em không quan tâm anh chút nào, chỉ quan tâm đồ vật thôi.”

Thường Hỉ mở túi ra, thấy trong đó có khoảng bốn cân gạo, một ít bột mì nguyên chất, cũng thoải mái hơn. Sau đó không nói hai lời đi thẳng vào nhà, cất đồ vào tủ, khóa lại, động tác liền mạch.

Đào Đào còn chưa nhìn rõ bên trong có gì đã thấy mẹ khóa tủ xong rồi.

Tiểu cô nương cũng chỉ lắc hai búi tóc chứ không lắm miệng.

Bé đã lớn rồi, biết có một số việc trong nhà không thể cho trẻ con biết, cũng càng không thể nói cho người ngoài.

Bé con đều hiểu hết.

Tiểu cô nương hỏi: “Mẹ ơi, ba về rồi ạ, nhà mình chuẩn bị ăn cơm chưa ạ?”

Bé con vỗ bụng mình, cảm thấy đói bụng rồi.

Thường Hỉ mua được đồ nên tâm tình rất tốt, cười tủm tỉm nói: “Được, chuẩn bị ăn cơm thôi.”

Bánh bột ngô buổi trưa cũng không còn nhiều, Thường Hỉ lại nấu thêm một nồi cháo.

Chị lấy cải mai nhồi thịt từ buổi trưa ra, cho thêm củ cải khô vào xào, mùi thơm nức mũi bay ra, khiến cho từ lớn tới nhỏ đều thèm thuồng.

Hứa lão tam và Đào Đào ngồi xổm ngoài cửa, suýt thì chảy nước miếng.

Hứa lão tam: “Mình ơi, hôm nay nhà mình ăn ngon vậy? Có phải là vì anh không?”

Quả nhiên một ngày không thấy như cách ba thu.

Bà vợ mình tuy có hơi hung dữ nhưng thực ra vẫn rất yêu mình?

Hứa lão tam nghĩ, mình lớn lên đẹp trai, có thể lung lạc tim vợ mình!

“Anh biết là mình thương anh mà.”

Suýt nữa thì Thường Hỉ ném cái xẻng xào đồ ăn vào mặt Hứa lão tam, chị thực sự không thể hiểu nổi, sao người này lại có thể không biết xấu hổ như vậy chứ.

Chị lạnh nhạt nói: “Đây là đồ ăn mà hàng xóm đối diện mang qua cho.”

Ý là anh đừng có tự mình đa tình.

Hứa lão tam đứng hình, muốn nói thêm gì đó. Một bên nhìn thấy Đào Đào chớp mắt nhìn mình, anh lập tức ngẩng đầu ưỡn ngực: “Giúp người làm niềm vui, không cần phải khách khí. Sao chúng ta có thể nhận quà chứ, như vậy………”

Thường Hỉ không nhịn được nữa: “Anh câm miệng đi cho tôi!”

Hứa lão tam: “……………À.”

Hứa lão tam lập tức vỗ cục cưng nhà họ nói: “Đào Đào ra bàn ngồi trước đi, ba có chuyện muốn nói cùng mẹ con.”

Đào Đào nhăn mặt nói: “Sao hai người có thể có bí mật riêng chứ.”

Hứa lão tam lời lẽ chính đáng: “Ba mẹ là vợ chồng tình thâm, sao có thể không có bí mật chứ?”

Đào Đào nhăn mặt hơn nữa, còn không hài lòng lắc qua lắc lại hai búi tóc.

Hứa Nhu Nhu nghe thấy cũng buồn nôn, cô lườm Hứa lão tam một cái, dắt tay em gái ra sân nói: “Nào, đi ra đây với chị.”

Hứa lão tam bị Hứa Nhu Nhu lườm thì giật mình, khổ thân quá, trong nhà mình địa vị của anh là thấp nhất.

Hu hu.

Nhưng dù vậy, tinh thần anh vẫn rất cao, nói nhanh: “Lần này nhà đối diện về có tặng đồ gì không minh? Gặp chuyện tốt như vậy sao anh lại không có nhà chứ? Quá buồn rồi.”

Anh lại nói: “Nhà cậu ta có đưa quà gì không? Chỉ đưa chút đồ ăn vậy thì cũng quá keo kiệt rồi?”

Thường Hỉ cũng không phải kiểu người ham lợi, chị mất kiên nhẫn nói: “Anh có thể câm miệng không?”

Hứa lão tam: “Sao lại câm miệng? Anh muốn tốt cho nhà mình thôi mà.”

Thường Hỉ: “Có! Có! Có!”

Chị lười phải nói chuyện với Hứa lão tam, trả lời xong thì nói: “Được chưa? Anh câm miệng được chưa?”

Hứa lão tam: “Được chứ!”

Anh tính toán một chút, cũng chẳng tính là nhiều thì nói: “Quá keo kiệt.”

Thường Hỉ: “……….Tôi cảm thấy đang rất ngứa tay đấy.”

Chị nói tiếp: “Cảm giác muốn đánh người!”

Hứa lão tam lập tức: “Tôi không nói gì nữa!”

Nhưng rất nhanh Hứa lão tam lại nói: “Lần này anh vào thành……”

Dừng một chút, thấy Thường Hỉ không tỏ vẻ không vui thì mới nói tiếp: “Hình như nghiêm ngặt hơn trước nhiều, người kiểm tra cũng nhiều hơn. Chợ đen mà lần trước anh đến cũng không còn nữa. Anh phải tìm nửa ngày mới thấy một chỗ khác.”

Nhà họ không giống gia đình công nhân, nên cũng không được phát lương thực.

Dân quê thực sự chẳng dễ dàng, nếu không phải có chợ đen để trộm mua bán thì càng thiếu thốn hơn. Nói tới đây, Hứa lão tam lại nghĩ đến một chuyện.

“Một cân cũng đắt hơn ba xu so với đợt trước.”

Thường Hỉ dừng lại, híp mắt: “Không phải anh nuốt tiền riêng đấy chứ?”

Vừa nghe vậy, Hứa lão tam suýt thì giãy nảy lên nói: “Em…em…em…sao em có thể nghĩ anh là loại người đó vậy? Anh là loại người đó chắc?”

Thường Hỉ: “Đúng vậy.”

Chị múc đồ ăn ra nói: “Anh nuốt nhiều hay ít?”

Ánh mắt chị càng lạnh hơn, như lưỡi dao cứa qua người Hứa lão tam.

Hứa lão tam rụt cổ lại: “Anh…….”

Thường Hỉ mỉm cười: “Anh không nói cũng được. Hai ngày nữa Tuyết Lâm muốn đi bán dế nhũi. Tôi sẽ bảo con hỏi giá, nếu anh…………”

Hứa lão tam một giật mình, lập tức nói: “Một xu.”

Anh nuốt nước bọt nói: “Anh chỉ lấy một xu thôi, anh đưa trả em còn không được ư? Thực sự là tăng giá đó, nhưng mà anh năn nỉ ỉ ôi mãi người ta mới bớt. Đây là do anh……”

Anh cười khổ: “Anh không lấy là được chứ gì? Em đừng nói với Tuyết Lâm, thằng nhóc này………..”

Thường Hỉ chỉ về phía sau lưng anh ta: “Con trai anh đứng sau kìa.”

Hứa lão tam giật mình quay đầu, thấy Tuyết Lâm đứng phía sau thì hết hồn: “AAAAA!!!”

Tuyết Lâm: “Có chuyện gì vậy?”

Hứa lão tam: “Con…con….con…con đứng đây từ lúc nào vậy?”

Tuyết Lâm: “Ba làm chuyện trái lương tâm gì sao?”

Hứa lão tam: “Không có!! Thực sự không có!”

Tuyết Lâm híp mắt nhìn chằm chằm Hứa lão tam, ánh mắt này y hệt mẹ mình. Nhưng ngoài ý muốn của Hứa lão tam, Tuyết Lâm chỉ bưng đồ ăn ra ngoài, không hỏi gì nữa.

Hứa lão tam: “……….Aizzzzz.”

Thở phào nhẹ nhõm.

Thời tiết quá nóng, mọi người thích ăn ngoài sân hơn. Cục đá xếp lộn xộn trong sân. Nếu khu này có đông người thì nấu gì cũng bị người ta ngửi được. Nhưng cũng may ngõ nhà họ tương đối ít người.

Thực ra mọi người thường muốn ở trung tâm thôn hơn, bây giờ mọi người đều muốn sống gần nhau một chút. Nhà cũng chẳng có sân sau. Mở cửa là ra tới ngõ, vòng qua là tới nhà khác.

Đất phần trăm cũng quy hoạch ở khu khác, chỗ ấy phì nhiêu hơn khu nhà họ. Còn phía bên nhà Thường Hỉ cách núi không xa, tuy nói đất phần trăm đặt ngay trong hậu viện sẽ thuận tiện hơn, nhưng mà cách núi không xa, cách cửa thôn lại gần hơn chút.

Hơn nữa đất đai không phì nhiêu bằng trong thôn, người ở cũng không nhiều lắm.

Mới đầu, bên này chị có ba gia đình: nhà Thúy Hoa, nhà Vương quả phụ với nhà họ Lý. Sau đó đại đội trưởng ăn giêng nên tới đây xây nhà. Tuy nói nơi này không quá tốt nhưng lại gần nhà cha mẹ, nên anh ta lựa chọn ở lại đây.

Lại sau đó nữa, nhà Hứa lão tam ở chân núi bị sập, họ cũng chẳng tìm được chỗ nào thích hợp, thế là dọn sang bên này. Dù sao em gái ruột của Hứa lão tam cũng đã gả tới nhà họ Lý, cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau.

Nhưng sau khi dọn tới đây, cả Hứa lão tam và Thường Hỉ đều cảm thấy ở đây rất tốt.

Hàng xóm quanh nhà cũng không khó giao tiếp, cũng hay giúp đỡ lẫn nhau, chứ không làm ra vẻ. Thỉnh thoảng muốn ăn một chút đồ ngon cũng không cần lo lắng. Nhưng nếu ở trong thôn, nếu nhà anh đánh rắm thì trong nhà người ta cũng ngửi mùi mà phân tích ra nhà anh ăn gì đấy. (*Câu này hơi bị bốc mùi=)))Nhưng mà thôi tớ để nguyên nha)

Nếu muốn ăn ngon thì hôm sau cả thôn đều biết.

Cũng chẳng ai có ý xấu nhưng mà mọi người đều như vậy!

Ở nông thôn làm việc nặng, nên mọi người cứ thường hay ngồi lê dôi mách tự tìm niềm vui.

Như nhà Hứa lão tam cũng là đề tài lớn nhất trong thôn. Đương nhiên anh ta cũng chẳng quan tâm.

Anh cũng có chủ kiến của mình, chẳng quan tâm mấy chuyện tào lao đó. Bị đàm tiếu cũng chẳng mất miếng thịt nào, làm việc đã mệt như chó rồi quan tâm làm gì.

Anh tình nguyện không biết xấu hổ cũng được.

Làm đàn ông phải co được dãn được.

“Đào Đào đi chơi ngựa gỗ đi.”

Đào Đào nhìn anh trai bằng ánh mắt ‘em biết rồi nhé’, miếng nhỏ chu lên than vãn: “Mọi người lại muốn nói bí mật gì không cho em biết.”

Tuyết Lâm xoa mặt em gái nói: “Đúng vậy, người lớn bàn chuyện em không nghe được.”

Đào Đào lời lẽ chính đáng: “Nhưng em đã lớn rồi mà.”

Tuyết Lâm: “Chỉ cần em nhỏ hơn anh thì mãi là trẻ con. Ngoan, nghe lời ra kia đi.”

Đào Đào dù rất tò mò nhưng vẫn nghe lời, bé con nhảy nhót tới chỗ ngựa gỗ, tự chơi một mình, nhưng lỗ tai vẫn dựng lên. Nếu không cẩn thận nghe thấy gì đó thì cũng không phải tại mình nha.

Cô bé muốn trong lúc lơ đãng không cẩn thận nghe được gì đó…hi hi.

Nhưng mà anh trai quá xấu rồi, nói quá nhỏ chẳng nghe được gì.

Tuyết Lâm cố ý không để Đào Đào nghe được, cũng chẳng phải chọc cô bé mà là có một số chuyện không để trẻ con biết được. Dù bé con rất ngoan, rất hiểu chuyện, nhưng dù sao vẫn là trẻ con. Nếu không cẩn thận lộ ra ngoài thì không hay.

Cậu nói nhỏ: “Ba, cho ba một cơ hội kiếm tiền đây.”

Hứa lão tam liền lên tinh thần: “Con nói đi, con nói nhanh xem nào.”

Tuyết Lâm: “Con tính muốn bán chỗ dế nhũi kia, nhưng còn còn nhỏ, một mình đi Công Xã cũng không tiện, ba đưa ra trạm thu mua giúp con, cứ một cân con sẽ cho ba hai hào rưỡi.”

Đôi mắt Hứa lão tam sáng lên, suýt nhảy cẫng lên nói: “Con nói thật à?”

Tuyết Lâm: “Ba thấy con nói dối bao giờ chưa?”

Hứa lão tam: “Được được được, không thành vấn đề, quyết định vậy nhé.”

Tuyết Lâm: “Được, chiều nay con sẽ phơi, muộn nhất là ngày kia ba hãy đi bán giúp con lứa đầu tiên.”

Hứa lão tam: “Được!”

Anh vui vẻ nhìn Thường Hỉ nói: “Mình này, đây không phải là anh muốn xin nghỉ nhé, mà là con trai nhờ anh đi đó nha.”

Thường Hỉ liếc anh nói: “Nửa ngày.”

Hứa lão tam méo mặt (*Trong convert để biểu tượng này ‘囧’, mình tự thay đổi thành ‘méo mặt’ nha), nhưng rất nhanh đã nói: “Được!”

Anh vui cực kỳ, ngẫm nghĩ: “Thế này thật quá tốt.”

Còn việc cò kè mặc cả thêm thì anh cũng không nghĩ đến. Nếu anh dám cò kè một hai, con trai anh có thể tìm người khác ngay.

Anh cũng tự nhận là mình hiểu rất rõ người con trai này.

Với lại, anh cũng còn nợ tiền con trai, cũng chẳng phải là không thể như vậy, con trai anh cũng chẳng phải phải người hay nói chuyện tình cảm. Số tiền này anh nhất định phải tích được. Anh nói: “Mai anh cũng lên núi, nếu may mắn gặp được đồ tốt cũng có thể mang đi bán.”

Nghe vậy mọi người cũng không phản đối.

Nhưng Hứa lão tam chợt nghĩ tới một chuyện, nói nhỏ: “Hôm nay lúc đi về anh thấy mấy đứa trẻ đang nhấc đá bên bờ sông. Chuyện bán đỉa khô của bọn Đào Đào có phải bị lộ rồi không?”

Nghe vậy Tuyết Lâm cũng chẳng bất ngờ.

Cậu nói: “Có thể giấu đến hôm nay đã không tồi rồi, con nghĩ người ta biết từ sớm hơn cơ. Thế mà đến giờ mới có người biết thì con mới thấy bất ngờ đó.”

Hứa lão tam không vui nói: “Bọn chúng còn dám cướp đường làm ăn của con gái ba à! Đúng là không để ba vào mắt mà.”

Hứa Nhu Nhu cười lạnh: “Vậy mà cũng phét lác được!”

Câu trước đó cô cũng không phản bác.

Nhưng dám nói phét về sức lực trước mặt mình, cô phải cười lạnh!

Hứa lão tam nói: “Nhà ta không thể có nội chiến được.”

Hứa Nhu Nhu nhấp miệng gật đầu: “Đây là phản xạ của con thôi.”

Hứa lão tam: “……”

Anh trầm mặc nhìn Tuyết Lâm rồi nói: “Thế cứ để bọn nó cướp việc buôn bán của Đào Đào à?”

Tuyết Lâm gõ bàn nói: “Cho dù bọn nó không tranh thì bọn Đào Đào cũng sắp đi học rồi. Hơn nữa nhà nào cũng nghèo. Chỉ cần đề cập đến có thể kiếm tiền thì ai cũng muốn làm thôi, chúng ta nói cũng vô dụng. Mà chúng ta cũng làm gì có lý do để ngăn cản người ta chứ?”

Hứa lão tam: “Thế con cũng phải nghĩ cách gì đó………..”

Tuyết Lâm lắc đầu: “Con không nghĩ, dù sao chuyện này cũng chẳng quan trọng.”

Cậu vẫy tay, Đào Đào dựng tai thỏ lên nghe lén, còn chưa nghe được gì đã bị điểm danh.

Bé con lập tức chạy tới, cười tủm tỉm: “Anh!!!”

Mình cũng có thể nghe bí mật sao?

Tuyết Lâm: “Mấy đứa bắt được bao nhiêu đỉa rồi?”

Đào Đào suy nghĩ một chút liền nói: “Rất nhiều ạ.”

Tuyết Lâm gật đầu nói: “Ngày kia ba sẽ đi công xã, mấy đứa đưa gửi ba đi, ba sẽ đổi tiền giúp mấy đưa.”

Đào Đào thanh thúy đáp một tiếng ‘vâng’.

Nhưng rất nhanh, Đào Đào nhíu mi nói: “Thực ra bọn em còn muốn tích nhiều hơn một chút nữa.”

Bé con thở dài một tiếng: “Bực mình quá, mấy con đỉa này cũng quá nhẹ đi. Rõ ràng là rất nhiều, mà bọn em muốn chúng nó mở đại hội gia tộc ấy. Thế mà chẳng thấy con nào!”

Cả nhà đều bị phiền muộn của bé con chọc cười.

Tuyết Lâm nói: “Bọn trẻ trong thôn cũng biết bắt đỉa phơi khô có thể đổi tiền rồi.”

Đào Đào: “Trời ạ!” (*Trong convert để là ‘thần mã’, tớ đoán là từ lóng nhưng không hiểu nên tớ thay thế nhé)

Bé con đứng bật dậy, chạy ra cổng, gân cổ lên hét: “Anh Tiểu Lãng, anh họ, Hải Phon, Hải Lãng ơi…….mọi người mau ra đây đi……….”

Hét lên mấy câu liền.

Rất nhanh bọn trẻ đã đi ra, Gia Gia xỏ dép lê, bịch bịch chạy đến, là người tới đầu tiên.

“Chị Đào Đào!”

Hứa Đào Đào: “Mọi người nhanh qua đây đi!”

Bé trưng ra khuôn mặt nghiêm túc: “Có việc lớn rồi.”

Hứa Lãng vừa ra khỏi cửa đã nghe thấy vậy liền hỏi: “Đào Đào, có chuyện gì vậy?”

Cậu nhóc tiến lên một bước nói: “Anh sẽ bảo vệ em!”

Đào đào xòe bàn tay ra lắc lư: “Không phải là em.”

Mấy bạn nhỏ đã đến đủ,  Đào Đào lập tức nói: “Nghe em nói này.”

Một lát sau, mấy người bạn đều tập trung lắng nghe.

Đào Đào nghiêm túc nói: “Anh trai em bảo là mấy bạn trong thôn biết có thể bán đỉa rồi.”

“Cái gì cơ!!!!”

Mấy bạn nhỏ tranh nhau kêu lên. Đứa nào cũng trợn trừng mắt, mặt mũi rất sốt ruột: “Vậy phải làm sao đây!”

Hứa Lãng: “Đêm nay chúng ta đi bắt đi, chúng ta bắt trước, đừng ai nghĩ muốn cướp cơ hội kiếm tiền của chúng ta.”

“Đúng!!!”

Bọn nhỏ đều bốc cháy hừng hực ý chí chiến đấu.

Tuyết Lâm gõ bàn, muốn thu hút sự chú ý của bọn nhỏ, cậu nói: “Có muốn nghe ý đề nghị của anh không?”

Vừa nghe vậy, mọi người đều nhìn lại, Đào Đào hiểu ngay. Bé con chạy lại làm nũng: “Anh ơi, anh trai tốt của em, anh sẽ nghĩ cách giúp bọn em phải không?”

Hứa Tuyết Lâm: “Đừng bắt đỉa nữa.”

Thấy đứa nhỏ cắn môi, cậu nói: “Rất nhiều người đi bắt đỉa, chắc chắn có mấy đứa lớn hơn, có khi còn có cả người lớn ấy. Mấy đứa không tranh được đâu. Với lại mấy đứa cũng bắt đỉa một thời gian rồi, còn có thể có bao nhiêu chứ? Anh thấy mấy đứa cũng không cần đi tranh làm gì. Đôi khi cho người khác cơ hội cũng chưa chắc đã là chuyện xấu.”

Bọn nhỏ yên lặng nhìn Tuyết Lâm, cũng không hiểu được sao tặng cơ hội kiếm tiền cho người khác lại là chuyện tốt chứ? Rõ ràng không tốt chút nào.

Tuyết Lâm: “Mọi người đều đi bắt đỉa, mấy đứa cũng có thể làm việc khác.”

Bọn nhỏ: “??????????”

Đào Đào giơ tay lên, Tuyết Lâm gật đầu, Đào Đào liền nói: “Anh ơi, bọn em có thể làm gì ạ? Làm việc khác cũng không kiếm được tiền mà?”

Tuyết Lâm nhướng mày: “Ai bảo không kiếm được tiền?”

Cậu mỉm cười: “Không phải anh chuẩn bị cung cấp cơ hội cho mấy đứa sao?”

Cậu vẫy tay nói: “Đi theo anh.”

Mấy bạn nhỏ nhìn nhau, sau đó đuổi theo Hứa Tuyết Lâm. Bọn họ đi vào sân sau, Tuyết Lâm chỉ vào cái xảo ở góc tường nói: “Thấy gì không?”

Lúc này cũng đã tối, chỉ còn chút ánh sáng mỏng mang, mọi người kiền nhìn thấy một đám bò sát màu đen.

Đào Đào thấy mình nổi da gà khắp người, buổi tối càng thấy ghê người hơn.

Bé xoa tay mình, rồi cảm nhận được có một bàn tay nắm lấy mình, Đào Đào nghiêng đầu đã thấy Hạ Gia khổ sở như muốn ngất tới nơi. Ánh mắt đó là rất chán ghét.

Hứa Lãng thì tò mò nhìn, còn duỗi tay bắt một con xem thử. Cậu nhóc cũng chẳng sợ mà mắt sáng rực lên nói: “Anh ơi đây là dế nhũi.”

Cậu nhóc khẳng định: “Nhiều thật đó!”

Cậu nhóc hâm mộ nhìn đám dế nhũi này. Cậu nhóc biết rằng con này có thể bán lấy tiền, Hứa Lãng hỏi thử: “Anh ơi, chỗ này không phải là bắt được đúng không ạ?”

Mẹ cậu nhóc cũng chưa bắt được nhiều vậy bao giờ.

Hơn nữa nhìn mấy dụng cụ này cũng không giống là bắt được.

Tuyết Lâm: “Đúng thế, đây là anh nuôi.”

Lúc này không chỉ Hứa Lãng mà Hải Phong Hải Lãng cũng khiếp sợ nhìn Tuyết Lâm, y như thấy thần tiên hạ phàm.

Hải Phong: “Cho em xem với.”

Cậu nhóc bắt một con dế nhũi lên.

Đào Đào nhấp miệng nói nhỏ: “Hôm nay các anh đừng dắt tay em nữa.”

Hạ Gia nói nhanh: “Cũng đừng nắm tay em.”

Thật sự quá ghê.

Hứa Lãng giơ tay ra, giả làm người xấu: “Đào Đào……….Gia Gia…………”

Tuyết Lâm ho khan, mỉm cười: “Mấy đứa không muốn kiếm tiền à? Dám bắt nạt Đào Đào trước mặt anh?”

Hứa Lãng méo mặt 囧 nói: “Em sai rồi ạ, anh đánh mông em đi.”

Tuyết Lâm: “………………………………………………”

Cậu lạnh nhạt nói: “Anh cũng chẳng có đam mê này đâu.”

Hứa Lãng cười hi hi nói: “Em biết anh Tiểu Lâm tốt nhất mà.”

Tuyết Lâm: “Trong vòng mấy ngày này anh muốn phơi khô dế nhũi, nếu mấy đứa muốn kiếm tiền thì tới hỗ trợ đi. Hai ngày một hào, mấy đứa có muốn làm không?”

Hải Phong Hải Lãng gật đầu: “Làm ạ!”

Những người khác cũng gật đầu theo, trước đây dù được chia một xu nhưng họ phải tích cóp rất laai. Bây giờ mới hai ngày đã được một hào, bọn trẻ cảm thấy không hề bị lỗ.

Tuyết Lâm nói sâu xa: “Mấy đứa cứ làm giúp anh trước, anh bán thử xem thế nào. Nếu khả quan thì sẽ nhờ mẹ anh dạy nhà mấy đứa.”

“Thật ạ?”

“Anh đúng là người tốt!”

“Anh Đại Lâm ơi, anh đúng là thần tiên hạ phàm.”

Mọi người mỗi người một câu ríu ra ríu rít, Tuyết Lâm búng trán Hứa Lãng nói: “Vua nịnh nọt.”

Cậu nói: “Đấy, nếu nhà mấy đứa cũng nuôi thì mấy đứa làm gì có thời gian đi bắt đỉa nữa?”

Thật ra cũng chẳng tốn nhiều thời gian để chăm sóc mấy con này, cũng chỉ bận lúc phơi khô.

Nhưng Tuyết Lâm cũng không nói ra, cậu muốn hấp dẫn lực chú ý của bọn nhỏ.

Quả nhiên bọn nhỏ vui vẻ quên trời đất nói: “Thế thì quá tốt rồi.”

Tuyết Lâm: “Mọi người đều đã biết chuyện bán đỉa lấy tiền, thực ra cũng chẳng vấn đề gì, đúng lúc mấy đứa có thể chuyên tâm làm việc này. Việc này cũng đừng cho ai biết nhé, mấy đứa nói đúng không?”

“Tất nhiên ạ!”

Cậu vỗ vai mấy đứa nhỏ nói: “Vậy được rồi, đi về nhà đi.”

Có lẽ là nghĩ tới tương lai tốt đẹp phía trước nên đám trẻ đều vui vẻ muốn chết, vừa la vừa hét chạy về nhà. Hạ Gia có chút sợ hãi dế nhũi nhưng thấy mọi người vui vẻ tới vậy, cậu nhóc cũng biết đây là chuyện tốt, chạy về nhà. Mới được nửa đường còn tuột dép, cậu nhóc cầm dép lên chạy chân trần.

Đào Đào: “………..Không biết vì sao nhưng thấy Gia Gia chạy em nghĩ tới gấu mù trộm bắp.”

Tuyết Lâm bật cười: “Nó cũng chẳng bẻ một bắp ném một bắp.”

Đào Đào: “Đúng vậy, nhưng không hiểu sao em cứ nghĩ đến đấy.”

Tuyết Lâm: “Được rồi, đi tắm rồi đi ngủ đi.”

Đào Đào hôm nay không ngủ trưa nên buồn ngủ sớm, bé con ngoan ngoãn đáp ‘vâng’.

Hứa Nhu Nhu: “Đi, chị đun nước cho em tắm.”

Đào Đào thấy Hứa Nhu Nhu ôm một bó củi còn to hơn mình về, tán thưởng từ đáy lòng: “Nữ anh hùng!”

Hứa Nhu Nhu đắc ý nói: “Sức mạnh của chị đệ nhất thiên hạ.”

Đây đã định sẵn là một buổi tối không tầm thường.

Mấy đứa trẻ con nhà thím Thúy Hoa đều đã lớn, không chơi cùng bọn trẻ nên không biết gì, ngủ rất ngon. Nhưng hai vợ chồng đại đội trưởng lăn qua lăn lại không ngủ được.

Đại đội trưởng quay trái quay phải nửa ngồi, cuối cùng ngồi dậy.

Thím Quế Hoa: “Ba nó không ngủ được à?”

Đại đội trưởng: “Mình cũng không ngủ mà.”

Thím Quế Hoa cũng ngồi dậy, hai vợ chồng không châm đèn dầu mà tán gẫu dưới ánh trăng mỏng manh: “Mấy lời Tiểu Lãng nói mình thấy sao?”

Thím Quế Hoa nói tiếp: “Nếu Tiểu Lâm nói khả thi sẽ dạy chúng ta thì cũng chẳng phải tên bắn không đích. Nếu không nhà người ta lén làm chứ nói ra làm gì?”

Đại đội trưởng gật đầu nói: “Tôi cũng hiểu, tôi không lo việc này, mà tôi muốn hỏi mình nghĩ có thể nuôi được đám kia không?”

Trong lòng anh có chút bồn chồn.

Thím Quế Hoa: “Có được hay không mai chúng ta qua xem chẳng phải là rõ sao? Với lại tôi cũng tin tưởng Tiểu Lâm. Nếu không được thì nó cũng không nói ra. Nếu đã nói thì chắc chắn là có thể!”

Thím Quế Hoa không hiểu đạo lý lớn gì nhưng tuyệt đối tin tưởng Tuyết Lâm! 

Đứa nhỏ này không giống ba chút nào, rất đáng tin cậy.

Chị nói: “Ba nó nghĩ sao?”

Đại đội trưởng: “Tôi nghĩ chắc có thể nuôi được. Tiểu Lâm đồng ý dạy chúng ta thì tôi cũng không nghi ngờ, dù sao cũng là hàng xóm. Nhưng tôi nghĩ chẳng lẽ lại giấu diếm chuyện này?”

Thím Quế Hoa không vui: “Nếu không giấu chẳng nhẽ mình còn muốn nói ra à? Lão Hứa, đầu óc anh bị úng nước à?”

Chị tức giận nói: “Tôi biết mình là đại đội trưởng, là người trong thôn này. Nhưng mình cũng phải nghĩ xem, mấy thứ này hiệu thuốc bên Công Xã cũng đâu thể mua bao nhiêu. Sao anh không nghĩ xem? Nếu cả thôn cùng nuôi thì chúng ta có thể bán được giá cao chắc? Tôi cũng chẳng phải tư lợi cho mình, tôi cũng vì nhà Đại Hỉ. Người ta đã đưa phương pháp kiếm tiền tới tận miệng chúng ta. Chúng ta ăn xong còn chia cho người khác à? Không chỉ chia cho họ mà còn làm loạn nồi bánh nhà người ta. Sao mình có thể như vậy chứ?”

Thím Quế Hoa chống nạnh nói: “Nếu mình dám làm vậy, tôi sẽ cho mình trụi đầu.”

Đại đội trưởng xấu hổ: “Mình xem mình kìa, đừng có động thủ, tóc tôi cũng chẳng còn nhiều lắm đâu.”

Thím Quế Hoa: “Mình đừng có đắm rắm nữa, nếu mình dám làm bậy chuyện này, tôi sẽ liều mạng với mình.”

Đại đội trưởng: “Tôi cũng chỉ nói một chút thôi mà, chứ đã làm gì đâu?”

Thím Quế Hoa nhìn chằm chằm anh, nói từng câu từng chữ: “Không được nói ra ngoài, nếu mình dám nói thì tôi cũng dám cho mình trọc đầu đấy!”

Đại đội trưởng: “Biết rồi, biết rồi mà!”

Quế Hoa thẩm: “Hừ!”

Chị kéo chăn tới tận lò sưởi.

Đại đội trưởng: “……”

Ở một nhà khác.

Quả phụ Vương cũng chẳng ngủ được. Bà Vương nằm cạnh con dâu nói nhỏ: “Vẫn đang nghĩ tới lời bọn nhỏ nói à?”

Quả phụ Vương gật đầu, chị nói nhỏ: “Nếu nuôi được thứ này, bên Công Xã cũng thu 6 đồng một cân đó! Chỗ này có thể trợ cấp nhà mình không ít. Học phí năm tới của Hải Phong và Hải Lãng cũng không thành vấn đề.

Trong ngõ này, nhà chị khó khăn nhất.

Chẳng nói đâu xa, chuyện nhà học được chia 30 cân thịt, nhà người khác đều làm thịt khô dự trữ, còn nhà chị thì trộm bán đi. Cũng chẳng còn cách nào, cuộc sống nhà họ cũng quá khó khăn.

Nhưng nếu có cách kiếm tiền, chị cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.

Quả phụ Vương: “Ngày mai con sẽ qua hỏi Đại Hỉ xem thế nào.”

Bà Vương: “Ừ được, chúng ta hỏi một chút xem sao.”

Cùng lúc đó, nhà Nguyệt Quý cũng chẳng bình tĩnh nổi. Nhưng nhà cô cũng không nghĩ nhiều như hai nhà khác, vì dù sao cũng có quan hệ thông gia, trong lòng cũng cảm thấy an toàn hơn. Bà Lý cảm khái: “Cùng là người, sao lại kém nhau nhiều tới vậy chứ?”

Ông Lý nói thầm: “Tôi đã sớm nói là đừng động tới Hứa lão tam mà, đứa nhỏ nhà nó cũng chẳng phải bình thường.”

Bà Lý: “Nếu có thể thì lại kiếm được thêm tiền.”

Ông Lý: “Chẳng phải vậy sao!”

Hai vợ chồng già khẩn trương, nhưng vợ chồng Nguyệt Quý không tim không phổi, đã ngủ khò khò từ lâu rồi! Hai người nghĩ, dù sao lợi lộc gì cũng chẳng tới được chỗ họ. Nếu đã không được thì bận tâm cũng vô dụng. Vẫn nên đi ngủ thì hơn.

Đừng nói tới mấy nhà họ.

Mà cả nhà ông Hạ cũng đang bàn luận chuyện này. Vì khó được ba ngày nghỉ ngơi, nên hai vợ chồng ông bà Giang điều chỉnh thời gian, phối hợp với đôi vợ chồng son về quê ở ba ngày.

Bình thường họ đi làm, về lại lo cơm nước nên cũng không ngủ sớm như ở nông thôn, đồng hồ sinh học cố định nên cũng dư dả thời gian, không ngủ sớm như nhà khác.

“Đừng thấy trong thôn không giàu có, nhưng theo tôi mọi người đều giản dị. Nếu bình thường sao có thể nói chuyện như vậy với hàng xóm, chắc là hận không thể lừa gạt mới tốt ấy! Nhưng mọi người thấy đấy, nhà người ta cũng chẳng giữ của riêng.” Bà Giang cảm khái: “Lúc hai đứa nói muốn cho hai ông cháu về thôn mẹ còn do dự. Nhưng bây giờ thấy nước đi này không sai chút nào.”

Nhị Cẩu: “Nơi nào cũng có người tư lợi nhưng mà người tốt cũng càng nhiều hơn.”

Câu này không sai.

Ông Giang nhìn về phía thông gia hỏi: “Nếu mọi người đều nuôi dế nhũi thì anh có muốn nuôi không?”

Đây là chuyện tốt, nhưng cũng chỉ có ông ấy ở đây, bận rộn quá sao được?

Ông Hạ lại hớn hở nói: “Nếu mọi người đều nuôi thì tôi cũng muốn nuôi. Có thể kiếm tiền vẫn tốt hơn.”

Ông không có công tác như nhà thông gia, mà được con trai nuôi. Tuy nói đều là con mình không tính toán gì, nhưng làm người già sẽ đều hy vọng mình không phải là gánh nặng của con cái. Dù sao cũng chẳng phải ông không làm được gì.

“Vậy chuyện trong nhà…….”

Ông Hạ nói: “Không sao đâu. Ngày trẻ tôi cũng một mình nuôi lớn Nhị Cẩu, còn mệt hơn bây giờ chắc? Bây giờ tôi cũng chẳng cần trồng trọt gì đã tốt hơn nhiều rồi.

Ông còn nghĩ sẽ làm chỗ đất phần trăm phía sân sau đó.

Hộ khẩu của ông ở nông thôn, tuy không làm việc sẽ không có công điểm, chỉ được chia chút đồ ăn. Nhưng nếu chỉ dựa vào cái này thì đừng nói là lửng dạ, ngay cả no được ba phần cũng khó. Cũng may con của ông có thể kiếm tiền! Nhưng con trai hiếu thuận cũng không có nghĩa là ông không nghĩ được. Nếu có thể kiếm tiền thì càng tốt hơn.

Nghĩ vậy nên ông cụ cũng hưng phấn hơn.

“Tôi nghĩ có thể làm đất phần trăm, nếu họ đều nuôi thì tôi cũng mặt dày đi theo. Hiện tại tôi cũng vẫn còn khỏe mạnh.”

Nghe vậy Nhị Cẩu lại không đồng ý: “Cũng đừng làm đất phần trăm……………..”

Còn chưa nói xong đã bị ba mình đánh gãy: “Ba đã quyết rồi, ba vẫn còn có thể.”

Nhị Cẩu nhìn ba mình như vậy cũng biết là không khuyên được. Nhưng rất nhanh anh cũng đã nghĩ tới vấn đề khác: “Nếu không hay là ba xem như vậy có được không? Dù đất phần trăm hay nuôi dế nhũi, nếu nhà người ta làm thì nhà mình cũng làm. Nhưng có một số việc cũng có thể bớt đi. Hôm nay con với Thiền Thiền qua nhà bà Vương, nhà họ cũng rất khó khăn, con nhờ họ giặt đồ cho nhà mình được không?

Những người khác: “???”

Nhị Cẩu: “Sau này hai ông cháu cũng không cần tự giặt đồ nữa, củi cũng không cần đi nhặt.”

Ông Hạ: “Chuyện này…………”

Nhị Cẩu: “Quyết định vậy đi ba, dù sao ngài giặt cũng không sạch, không bằng cho người ta kiếm chút tiền lẻ. Nhà ta cần tiết kiệm thời gian, càng nhiều càng tốt.”

Ông Giang ngồi cạnh cũng cười: “Thông gia này, chờ thêm hai năm nữa tôi về hưu thì tôi cũng sẽ làm cùng ông.”

Công việc của ông Giang cũng không thể truyền lại cho người thân. Cũng phải nói từ Giang Thiền, ngày Giang Thiền 17 tuổi thì phải xuống nông thôn. Lúc ấy ông bà Giang cũng thương lượng với nhau sẽ nhường công việc cho con gái. Dù sao nhà họ cũng chỉ có một đứa con gái, không đành lòng để con gái xuống nông thôn.

Ngay lúc ấy, lại xảy ra một sự kiện. Đồng nghiệp thân thiết của ông Giang bị tai nạn xe cộ, không thể tiếp tục làm việc. Nhà họ cũng là hai vợ chồng công nhân, có con một, nhưng con họ mới bảy tuổi, nên không thể thừa kế công việc của ba.

Hai nhà thương lượng với nhau, ký một hợp đồng mười năm.

Công việc của ông Vương truyền cho Giang Thiền để cô không phải xuống nông thôn; mười năm sau ông Giang chuyển công tác cho con trai ông Vương. Trong mười năm này, vợ chồng họ Giang phải trợ cấp cho nhà họ Vương mười đồng. Lúc ấy Giang Thiền mới đi làm, lương cũng chỉ có 20 đồng một tháng, thế nên cũng tương đương lấy một nửa ra.

Đương nhiên tiền này ông Giang sẽ trả, ông ấy sẽ không lấy tiền của con gái.

Tuy việc này cũng không quá hợp lý, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác. Ông Vương bán công tác cũng có thể kiếm được một số tiền, nhưng sau này con trai lớn nên thì cũng khó có thể nói trước được. Mà ông cũng tin tưởng ông Giang.

Mỗi tháng ông chẳng làm việc mà vẫn được nhận 10 đồng.

Tóm lại thì đôi bên đều vui.

Bây giờ đã được tám năm rưỡi, chỉ còn một năm rưỡi nữa là đến thời hạn trong hợp đồng. Vì thế nên ông Giang mới nói vậy, ông Hạ cũng sảng khoái đồng ý: “Đến lúc ấy hai chúng ta cùng làm một trận, chắc chắn không kém ai.”

Ông Giang hớn hở: “Quyết định vậy nhé!”

Cũng như các nhà khác đang thảo luận chuyện này, nhà Hứa lão tam cũng vậy. Là người khơi mào nhưng Tuyết Lâm vẫn rất bình tĩnh. Nhà họ chờ Đào Đào ngủ rồi mới châm đèn dầu, ngồi trên giường của căn phòng phía Tây để bàn bạc.

Lần họp gia đình thứ hai trong năm 1969.

Đèn dầu được đặt ở giữa, mọi người ngồi quây quanh đèn dầu. Tuyết Lâm cảm thấy có ấn tượng, hình như việc này đã làm một lần rồi.

Chẳng lẽ đây là tiệc trà thường niên? (*Câu này tớ chắc chắn edit sai nhưng không hiểu nên đành phải để vậy ToT. Trong convert là ‘Bọn họ đây là, mẹ kế tiệc trà?’, có bạn nào biết câu này nghĩa là gì comment cho mình biết với nha. Mình sẽ sửa lại sau ạ)

Thực sự rất giống.

Thấy mọi người đã ổn định chỗ ngồi, Tuyết Lâm bắt đầu: “Chuyện hôm nay mọi người đều đã biết rồi đúng không?”

Mọi người đều gật đầu.

Tuyết Lâm nói tiếp: “Con tính sẽ dạy hàng xóm nhà mình nuôi cái này.”

Thấy Hứa lão tam muốn nói, Tuyết Lâm duỗi ay ngăn lại mà nói tiếp: “Con cũng tính rồi. Đầu tiên, về lâu dài thì chẳng có bức tường nào không lọt gió. Chuyện này cũng chẳng giấu được lâu. Sau đó, con muốn không chỉ kéo được hàng xóm nhà mình mà là cả thôn, mọi người đều có thể dựa vào việc này kiếm tiền.”

Vừa nghe vậy, Hứa Nhu Nhu liền khó hiểu.

Tuy cô cũng chẳng phải người xấu, nhưng vẫn hướng về nhà mình, cô hỏi: “Tại sao? Nhiều người nuôi thì không dễ bán. Hiệu thuốc chắc chắn sẽ ép giá.”

Tuyết Lâm hỏi lại: “Vì sao chúng ta phải bán cho hiệu thuốc của Công Xã chứ?”

Tuyết Lâm nghiêm túc: “Con tính chờ lứa đầu tiên xuất xong, con sẽ kiến nghị mấy nhà hàng xóm nuôi thử. Thử nghiệm khoảng 2 tháng, hai tháng này cũng có thể ra được một lứa. Con muốn để đại đội trưởng xác định là việc này không có vấn đề gì. Rồi bác ấy tuyên truyền cho người trong thôn đều nuôi. Tới lúc đó con sẽ lại kiến nghị thành lập một Hợp tác xã nông dân trong thôn.”

Mọi người nghe vậy đều mơ hồ, không hiểu rõ lắm.

Nhưng Hứa lão tam cũng có chút hiểu, nhưng anh lại không hiểu tại sao phải làm vậy.

Tuyết Lâm: “Nếu mọi người đều nuôi, số lượng lớn không dễ bán. Như thế sẽ phải khai thác con đường mới, Công Xã chúng ta không mua được nhiều vậy, nhưng các Công Xã khác thì sao? Còn cả trong huyện nữa? Rồi cả thành phố? Các tỉnh? Mà để làm được cũng phải có người đại diện đúng không? Thế nên ngay từ đầu, con nghĩ sẽ nói rõ ràng việc này, rồi yêu cầu đại đội trưởng phân công cho ba làm nhân viên tiêu thụ.”

“Ặc!” Lúc này, cả ba người còn lại đều bất ngờ.

Mọi người đều ngây ra nhìn Tuyết Lâm, Hứa lão tam kích động nắm tay cậu, cảm động đến nỗi nước mắt lưng tròng: “Đúng là con trai ruột của ba, biết nghĩ cho ba rồi!”

Thường Hỉ nói: “Tính theo quan hệ của hai nhà thì đại đội trưởng sẽ không phản đối, nhưng còn người khác…….”

Tuyết Lâm mỉm cười: “Bọn họ cũng sẽ không phản đối đâu, con dạy họ cách kiếm tiền, con cũng chẳng cần lợi lộc gì mà chỉ muốn lấy cho ba con một công việc an nhàn chẳng nhẽ còn không được chắc? Nếu bọn họ không đồng ý thì cũng không thể học cách nuôi nữa. Ai có thể yêu cầu một đứa trẻ mười tuổi như con lấy đại cục làm trọng chứ? Dù sao con cũng chỉ là đứa trẻ, cũng chỉ nghĩ được tới vậy! Bọn họ có thể phản đối, con cũng chẳng ngại. Vừa đúng lúc con có thể tự kiếm tiền. Với lại làm nhân viên tiêu thụ phải đi ra ngoài, nếu không phải ba con thì ai có thể làm được chứ? Cả thôn này ai có thể miệng lưỡi trơn tru hơn ba con?”

Thường Hỉ: “Ừm, có đạo lý.”

Hứa lão tam: “…………….” Câu này không giống khen ngợi lắm!

Hứa lão tam: “Con trai, sao con lại muốn ba làm nhân viên tiêu thụ? Việc này tuy tốt nhưng sẽ phải tìm kiếm, đàm phán với các hiệu thuốc bên ngoài đúng không? Con thấy ba có làm được không? Ba còn chưa làm đã thấy hơi khẩn trương rồi.”

Nghĩ lại thì thấy cũng chẳng dễ dàng gì.

Tuyết Lâm lườm anh nói: “Không phải ba rành việc lừa người nhất sao? Thế nào? Bây giờ lại thấy không thể à? Ba không thể làm ruộng, đến khua môi múa méo lừa người cũng không được nốt thì ba có thể làm được gì chứ? Ba muốn ở nhà ăn không ngồi rồi à?”

Nói đến đây lại hừ lạnh một tiếng.

Tiếng ‘hừ’ này dọa Hứa lão tam giật cả mình.

Hứa lão tam: “……”

Anh hít sâu một hơi nói: “Con trai, ba nhất định có thể làm tốt mà, con hãy để ba làm đi!”

Tuyết Lâm ý vị thâm trường nói: “Ba đi ra ngoài nhiều chút mới biết được tình hình bên ngoài thế nào. Đi nhiều nơi sẽ có nhiều cơ hội hơn. Dù sao nếu nhà ta muốn tốt hơn thì phải biết tình huống hiện tại thế nào đã, cũng rất cần một cơ hội quang minh chính đại. Nếu không có thư giới thiệu thì chúng ta một bước cũng khó đi, nhưng nếu ba là nhân viên tiêu thụ của hợp tác xã thì đi lại rất dễ dàng. Người khác cũng sẽ nể mặt ba hơn. Phải cẩn thận nhìn nhiều, nghe nhiều, âm thầm phát tài, đây mới là phương châm của nhà ta.”

Hứa lão tam: “Con trai, con cũng quá thông minh rồi.”

Tuyết Lâm: “Chúng ta muốn kiếm tiền cũng đừng chỉ để ý trong thôn. Dế nhũi cũng không tồi, nhưng muốn tích cóp làm giàu cũng chẳng dễ dàng. Chúng ta phải nhìn ra ngoài kìa, ba kiếm lời ở nơi khác thì ai biết được chứ!”

Hứa lão tam điên cuồng gật đầu.

“Ba, con biết ba làm được. Tuy rằng ở nhà ba chẳng làm được gì, nhưng con cũng hiểu rõ ba, chị con có thể gánh vác. Nhưng ra ngoài rồi, chẳng ai biết ba là ai, nếu ba lừa người ta chẳng phải rất dễ dàng sao?”

Mấy người càng nghe càng hưng phấn, nên đã quên mất trong nhà còn có một nhóc con nữa, Đào Đào đang ngủ mơ màng tỉnh dậy, dụi mắt ngồi dậy chỉ thấy mình mình thì ngây ngô gọi: “Mẹ ơi!”

Tiếp theo lại hét lên: “Chị ơi!”

“Aizzzz, Đào Đào tỉnh rồi.”

Một trận hoảng loạn……….