Editor: Cơm Nắm Nhỏ

___________

Làm bẫy thú. 

Mấy năm trước, đây cũng chẳng phải chuyện gì xấu.

Nhưng mà trước khác nay khác, bây giờ chính là đại sự.

Hơn nữa, Quản lão tứ cũng quá vô đạo đức.

Mấy người dám trộm làm bẫy thì cũng vào núi mà mà đặt, trong núi sâu sẽ ít người vào. Nên tỉ lệ nguy hiểm cũng ít. Nhưng Quản lão tứ lại đào bẫy ngay chân núi, quá vô đạo đức rồi.

Chỗ này không nói hay có phụ nữ đến tìm đồ ăn, mà bọn nhỏ cũng hay lên núi chơi, thường đến đây. Có thể thấy nguy hiểm cỡ nào. Thế nên, đây là đại sự trong thôn nhỏ này.

Đội trưởng đội bảo vệ Hứa Kiến Sơn áp tải Quản lão tứ xuống núi.

Dù đã chạng vạng, mặt trời cũng khuất núi, nhưng dọc đường cũng không ít người qua lại. Người trong thôn rất cần cù, không ít người ăn cơm xong rủ nhau lên núi nhặt củi, nên mọi người túm tụm lại càng đông, xếp thành mấy hàng, khi tới đại đội cũng phải hai ba mươi người.

Dọc đường, Hứa lão tam còn luôn miệng giải thích cho mọi người hiểu.

“Đồ thiếu đạo đức này, đào bẫy nay chân núi, trong đó cũng toàn cọc gỗ nhọn hoắt. Nếu bị ngã vào thì không tránh khỏi mất mạng.” Đến lợn rừng da dày thịt béo còn chết tươi mà.

Anh lại nói tiếp: “Mấy ngày khác mọi người tới nhìn thử xem, cái hố kia rất lớn, hai ba người cũng chứa được ấy chứ. Chẳng biết hắn muốn bắt thú hoang hay hại người nữa. Đúng là vô phúc tám đời mà.”

Có người hỏi: “Sao anh biết?”

Thấy có người phụ nữ trong thôn hỏi, Hứa lão tam kiền vui mừng, anh vỗ tay nói: “Còn vì sao? Còn không phải con gái cưng nhà tôi bị rơi vào bẫy ư? Có con gái tôi, thằng bé nhà Nhị Cẩu, và cả Hứa Lãng nhà đại đội trưởng nữa, ba đứa nhỏ bị rơi vào bẫy. Cũng may ba đứa bé còn nhỏ, bị trượt xuống, chứ nếu là ngã xuống giữ hố thì tối nói cho mọi người biết, chắc chắn mất mạng rồi đó. Con gái tôi còn bị thương nữa! Chúng tôi làm cha mẹ, dù thế nào cũng chẳng sao, nhưng bọn nhỏ không thể xảy ra chuyện gì được! Chẳng phải thím không biết, con bị thương nhưng đau ở trong lòng tôi đấy! Tôi chỉ hận không để đau thay bé con nhà tôi! Đứa nhỏ đáng thương nhà tôi!”

Câu này đã dọa đến mọi người: “Trời ơi, bị thương à? Có nặng lắm không? Đứa nhỏ có việc gì không? Sao không nghe thấy ai nói gì?”

Hứa lão đau đớn nói: “Không phải vì mọi người sao? Nếu không để ý mọi người thì tôi đã sớm làm loạn lên rồi! Tôi chỉ đành phải nghẹn lại trước chứ biết làm sao? Nếu không nhịn sao có thể bắt được tên vô đạo đức kia chứ? Mọi người cho rằng trên núi có lợn rừng thật à? Thật ra không có đâu! Chẳng qua sợ bọn nhỏ lên núi chơi sẽ sập bẫy nên mới bịa ra thôi. Dù sao không phải ai cũng gặp may như bé cưng nhà tôi! Tung tin đồn để mọi người không cho bọn nhỏ lên núi, ít ra cũng an toàn hơn một chút.”

Quả nhiên mọi người đều đồng ý quan điểm này, nhìn Hứa lão tam thân thiện hơn nhiều.

Tuy Hứa lão tam có chút cà lơ phất phơ, cũng hay lười biếng nhưng dù sao vẫn là người tốt, rất tốt với bọn trẻ.

“Với lại, tôi cũng lo anh ta còn đào bẫy những chỗ khác nữa, nên mới không nói ra cho mọi người biết chuyện này. Bắt anh ta cũng quá cực khổ, chưa nói tới nhìn chằm chằm mỗi ngày mà mấy hôm trước trời mưa, tôi với mấy người đại đội trưởng vẫn phải đi nhổ đám cọc gỗ nhọn hoắt kia. Mọi người thấy tôi lười như vậy, làm sao có thể chủ động làm mấy việc không nhận được công điểm chứ? Nếu không phải vì bọn nhỏ thì tôi chẳng quan tâm đâu! Còn chưa nói, con trai tôi mới mười tuổi cũng phải giúp đấy, còn ốm một trận phải uống thuốc kìa.” 

Hứa lão tam nhiệt tình bán thảm, nói đến mức mọi người phải giơ ngón tay cái.

Theo lý thuyết, với nhân duyên của Hứa lão tam cùng người qua đường thì chẳng ai tin lời Hứa lão tam.

Nhưng mà cũng nhờ Đào Đào và đám bạn của bé con.

Hứa lão tam thương con gái, từ nhỏ đã chăm sóc Đào Đào, Đào Đào lớn hơn một chút biết chạy nhảy gây chuyện khắp nơi, cũng là Hứa lão tam đi sau dọn dẹp. Thời đại này, làm gì có người đàn ông nào yêu thương con cái thế chứ.

Nhà người khác đều là ba nghiêm mẹ hiền.

Thế nên việc Hứa lão tam yêu thương Đào Đào lại đặc biệt nổi bật.

Hơn nữa, Đào đào còn là nữ, Hứa lão tam không có một chút trọng nam khinh nữ nào. Trong mắt mọi người, Hứa lão tam thực sự yêu thương con gái. Nếu yêu con gái như vậy, vì con gái gặp nguy hiểm mà rình kẻ xấu thì cũng không phải chuyện tào lao.

Trời xui đất khiến làm mọi người đều tin Hứa lão tam.

Lúc đại đội trưởng tới đây liền thấy Hứa lão tam đang hùng hồn khoác lác.

Quản lão tứ bị Hứa lão tam đánh cho một trận đang ngồi xổm co ro một góc, Hứa Kiến Sơn sợ anh ta chạy nên vẫn nhìn chằm chằm.

“Đại đội trưởng tới rồi, đại đội trưởng tới rồi……”

Phải nói rằng người đại đội trưởng này rất có uy tín trong thôn. Đội trưởng trước là bác ruột của đội trưởng bây giờ. Nên từ sớm, anh đã tới đại đội hỗ trợ, đi lên từ vị trí nhân viên ghi công điểm, những việc tốt mà anh làm ai ai cũng đều thấy rõ.

Thế nên, đại đội trưởng cũng rất có uy.

“Chú bắt được rồi à?”

Hứa lão tam lập tức nói: “Còn có thể không bắt được ư? Tôi với Kiến Sơn đã ra trận thì đảm bảo không có vấn đề.”

Đại đội trưởng nhìn Quản lão tứ, chỉ vào anh ra không biết phải nói gì mới tốt: “Chú nói xem, tôi phải nói gì với chú mới được chứ! Sao chú có thể làm chuyện hồ đồ vậy.”

Quản lão tứ nước mắt nước mũi tèm lem nói: “Đại đội trưởng, tôi…….tôi…….”

Quản lão tứ cũng muốn phủ nhận, nhưng mà lại thấy Hứa lão tam nói đúng.

Mọi người thấy tình huống bây giờ, dù mình có phủ nhận cũng không được, mà đều là người một thôn, ai quan tâm chứng cứ chứ? Dù mình có hét chói tai phủ nhận thù trong mắt mọi người cũng đã nhận định rồi, dù mình muốn phản bác cũng không được!

Anh ta cười khổ: “Tôi sai rồi, tôi không nghĩ, tôi thật sự không nghĩ nhiều tới vậy…………”

Đại đội trưởng nói: “Chú không nghĩ xa mà còn đào bẫy ở chỗ đó à? Chú nói xem óc chú là óc heo chắc? Chú nói đi, chú còn đào bẫy chỗ nào nữa không?”

“Đúng vậy, nói nhanh!” Hứa lão tam cáo mượn oai hùm.

Quản lão tứ nói nhanh: “Chỉ có chỗ đấy thôi, cái hố lớn đấy tôi cũng đào cả tháng mới xong.”

Đại đội trưởng hận không thể cầm gậy đánh chết tên ngu này, anh ta đang làm chuyện xấu đó! Vậy mà còn dám than khổ à?

Nhưng anh chưa nói gì mà Hứa lão tam đã bắt đầu trước: “Mà còn không biết xấu hổ à, mày nói xem, rốt cuộc mày muốn săn thú hay muốn hại người vậy! Dù đào bẫy thú cũng chẳng tới mức phải đào cái hố lớn đến vậy đúng không? Với cả, sao mày lại đào bẫy sâu đến vậy?”

Quản lão tứ: “………..Tôi cũng chẳng dám đi sâu vào núi……..”

“Đồ khốn, mày còn cãi lý à, mày phải ăn thêm một đấm của tao nữa mới được.” Hứa lão tam lao lên, muốn động thủ.

Đại đội trưởng kéo anh lại: “Chú làm cái gì đấy, chú đứng sang một bên đi. Sao động chút lại đánh người vậy.”

Lén lút đánh đã đành, bây giờ có nhiều người như vậy, sao đại đổi trưởng có thể để Hứa lão tam động thủ chứ?

Hứa lão tam thảm thiết nói: “Con gái tôi bị thương đó! Tôi làm cha vừa phải tiêu tiền lại còn đau lòng gần chết, bây giờ bắt được tên đầu sỏ, nếu không đánh hắn một trận thì không tiêu được oán giận trong lòng tôi! Bằng gì chứ, sao có thể bắt nhà tôi chịu thiệt thòi như vậy!”

Anh ôm mặt khóc: “Chỉ đáng thương con gái tôi, nó bị thương như thế mà còn không cho tôi được đánh người, hu hu hu………….”

Bỏ một tay ra liền lộ khóe mắt đỏ đỏ hồng hồng.

“Không thể bắt nạt người ta như thế được!” Hét lên một tiếng, Hứa lão tam liền khóc!

Mọi người: “!!!!!!!!!!”

Ừ, dù sao Hứa lão tam cũng chẳng phải khóc lần đầu!

Nhớ năm ấy, khi đang làm ruộng, anh ta cũng từng khóc rống lên.

Mọi người không hiểu, sao da mặt anh ta có thể dày tới vậy chứ, làm ít việc lại còn không biết xấu hổ mà khóc. Lâu dần, mọi người cũng đã quen rồi.

“Thôi lão tam đừng khóc nữa. Đứa nhỏ nhà anh hết bao nhiêu tiền mua thuốc đều do Quản lão tứ. Vậy để anh ta bồi thường là được rồi?” Dù đã quen, nhưng mọi người cũng chẳng muốn thấy một người đàn ông khóc rống lên thế, đành phải an ủi.

Hứa lão tam: “Như thế có quá đáng lắm không?”

Anh lập tức quay đầu: “Nếu hắn ta đã muốn bồi thường đến vậy, tôi mà từ chối thì lại bất kính.”

Quản lão tứ: “……”

Những người khác: “……”

Hứa lão tam cũng chẳng đợi người khác nói gì, tiếp tục vừa nói vừa hét: “Tôi vì bắt trộm mà chẳng được nghỉ ngơi chút nào, nhưng tôi cũng vì đại đội đó! Tôi chỉ vì bản thân chắc? Tất nhiên là không rồi. Bọn trẻ nhà tôi đều biết bẫy ở chỗ nào, tất nhiên sẽ chẳng tới đó. Thế nên tôi cũng là vì mọi người thôi! Nhà ai không lên núi chứ! Để không có thêm ai bị thương nữa, tôi đều vì mọi người cả đấy!”

Hứa lão tam càng gào càng to.

Lúc này, cưới cùng đại đội trưởng cũng biết được mục đích của anh ta.

Hứa lão tam nghẹn tới tận bây giờ chỉ để làm chuyện này!

“Thù lao” của ba ngày theo dõi cũng không thỏa mãn được cái đồ tham lam này.

Đại đội trưởng híp mắt cảnh giác, Hứa lão tam vẫn tiếp tục diễn: “Cơ thể của tôi vốn yếu ớt, theo dõi được tên này xong, cả người đều uể oải không có sức sống…………”

Dù đang buổi tối, nhưng trong thôn cũng chẳng có chuyện gì làm. Ngày bình thường chẳng có thú vui gì, nếu không cũng chẳng tới nỗi bọn họ nghe khẩu hiệu của nhóm thanh niên trí thức để giải trí. Vì không có việc gì nên chuyện này rất náo nhiệt.

Lúc xuống núi mới có ba bốn người, nhưng hiện tại cũng đến tám chục một trăm.

Người đến trước còn phổ cập khoa học cho người đến sau.

Tóm tại, đây là muốn cho nhà nhà đều biết chuyện.

Hứa lão tam làm loạn như vậy, đại đội trường liền đầu đau như búa bổ, nhưng cũng chẳng vạch trần Hứa lão tam.

Đại đội trưởng hỏi: “Quản lão tứ, chú nói xem tính thế nào?”

“Còn tính gì nữa, đưa lên công xã luôn đi. Công xã còn đang thiếu tấm gương để răn đe đấy.” Hứa lão tam gào lên, rồi lại bổ sung: “Không chừng trong huyện cũng cần đấy.”

Vừa nghe tới công xã và huyện, mọi người liền lập tức im lặng. Quản lão tứ bị dọa tới nỗi mặt mũi trắng bệch, nước mắt nước mũi tèm nhem: “Tôi sai rồi………..tôi biết sai rồi……………..tôi thật sự không có nghĩ nhiều vậy, tôi chỉ…..tôi chỉ nghĩ trên núi có lợn rừng nên muốn ăn chút thịt thôi…….Hu hu hu…….tôi sai rồi…………..”

Quản lão tứ cũng chẳng phải người to gan lớn mật gì.

Anh ta cũng khóc, cùng tiếng khóc của Hứa lão tam, thành song tấu luôn.

Chẳng biết từ lúc nào mẹ Quản lão tứ cũng chạy tới, từ xa đã vừa kêu vừa khóc: “Lão tứ……Các người không thể bắt nạt người khác như vậy! Hứa lão tam, mày túm con tao làm gì, đồ ngu này, buông con tao ra.”

“Bà Quản cũng đừng cậy già lên mặt nữa, đừng thấy mình là người già thì có thể không biết xấu hổ. Bà nói vậy mới là bắt nạt người khác đó. Nhà các người muốn kiếm ăn liền chẳng quan tâm đến mạng của người khác, thế mà còn không biết ngượng nói chúng tôi bắt nạt con bà à? Chúng tôi cũng chẳng muốn bắt nạt ai đâu, mang lên huyện xử lý đi! Để xem là anh ta sai hay chúng tôi sai. Không cần nói nhiều nữa, hôm nay nếu không giao anh ta cho huyện, tôi sẽ kiện lên cao hơn. Tôi muốn xem ai mới là người đúng. Chẳng nhé không quản được nhà mấy người chắc! Bà tuổi già da mặt dày, tôi cũng chẳng muốn chấp với bà đâu!”

Hứa lão tam rất chấp nhặt.

“Đúng vậy……đúng vậy!”

“Nhà bác cũng không thể không nói đạo lý như vậy chứ? Chỉ có nhà bác muốn ăn thịt chắc? Nhà bác muốn ăn thịt liền không màng sống chết của người khác à?”

“Con người ta đều bị thương như vậy rồi, chẳng nhẽ không được làm loạn lên chắc?”

“Đúng là thượng bất chính hạ tắc loạn.”

Bà quản bị Hứa lão tam rống một hồi, còn chưa phản ứng được. Lại bị mọi người nói ra nói vào.

Bà không hiểu, sao mọi người đều đứng về phía Hứa lão tam? Thực ra cũng không đến mức không hiểu được, nhưng bà Quản cũng là người đầu óc đơn giản. Nhà họ vì được lợi mà không quan tâm đến người khác sống chết ra sao, dù không nghĩ thế nhưng rốt cuộc cũng làm ra việc như vậy. Nhà họ làm tổn hại lợi ích của mọi người thì ai có thể vui vẻ chứ?

Làm gì có nhà ai không lên núi?

Lúc này, từ đằng xa cũng có một bà lão chạy đến, hét lên: “Bà Quản, đồ vô đạo đức kia mắng ai đó? Bà mắng ai là đồ ngu chứ? Con bà không ngu chắc? Bà mới là đồ ngu, cả nhà bà đều là đồ ngu.”

Đây là mẹ ruột Hứa lão tam, bà nội của Đào Đào.

Tuy bà tới chậm, nhưng dọc đường cũng đều được mọi người kể lại, vừa tới nơi đã nghe thấy bà ta mắng con mình, nhất định phải đứng ra nói lại.

Bà Quản: “Tôi không……”

Bình thường, bà Quản cũng là một tay cãi nhau cừ khôi, nhưng mà chuyện này…..là nhà mình sai.

Với lại, bà cũng nhận ra nhà mình làm việc này khiến nhiều người tức giận.

“Tôi cũng không có ý như vậy, chỉ là tôi không chú ý, chị này, tôi cũng không phải đang mắng chị……..”

Đại đội trưởng cảm thấy huyệt Thái Dương của mình đau lợi hại hơn.

Thấy mấy người này còn muốn tiếp tục cãi nhau, đại đội trưởng lớn tiếng: “Được rồi, đều im lặng hết cho tôi!”

Anh nhìn Quản lão tứ nói: “Đào Đào bị thương, tôi có thể làm chứng. Tiểu Lâm dầm mưa rút cọc gỗ  bị cảm, tôi cũng có thể làm chứng. Chú nói đi, chú có muốn phản bác gì không?”

Anh cũng không nói dối.

Đào Đào thật sự bị thương, Tiểu Lâm cũng là thật sự bị cảm.

Quản lão tứ nhìn Hứa lão tam, Hứa lão tam liền “A” một tiếng, lại ôm mặt khóc.

Quản lão tứ: “……”

Dù mình khóc, nhưng so với Hứa lão tam là hai việc khác nhau. Một người đàn ông mà cứ khóc rống lên như thế. Quản lão tứ không chịu đựng được liền hét lên: “Đừng khóc, đừng khóc nữa! Tôi bồi thường nhà anh còn không được sao? Anh cũng đừng khóc lóc nữa được không?”

Hứa lão tam tiếp tục khóc hu hu.

Quản lão tứ lại nói: “Tôi sẽ trả tiền khám bệnh, đại đội trưởng xem………”

Anh ta tình nguyện bỏ tiền tiêu tai.

Đại đội trưởng nói: “Theo tôi, chú đưa nhà chú ấy một đồng đi.”

Quản lão tứ: “Cái gì cơ!!!”

Hứa lão tam: “Hu hu….quá ít rồi…..hu hu!!!”

Quản lão tứ chẳng nghĩ nhiều tới vậy, thế mà Hứa lão tam còn chê ít.

Hứa lão tam gào lên, một bên khóc lóc một bên kêu muốn tống Quản lão tứ lên huyện.

Bà Quản: “Được rồi!”

Bà nói to: “Một đồng thì một đồng!”

Bà hít sâu một hơi: “Chúng tôi đưa!”

Bỏ tiền tiêu tai!

Cứ coi như vậy đi!

“Quá ít!” Hứa lão tam tạm ngừng một chút rồi tiếp tục muốn gào khóc.

Đại đội trưởng quát: “Vừa đủ thôi, chú còn muốn bao nhiêu? Chẳng nhẽ còn muốn kiếm tiền làm giàu chắc? Tôi là đại đội trưởng, còn không quản được à? Quản lão tứ cũng đừng thấy nhiều, tôi đưa ra con số này tất nhiên là có lý do. Hai đứa nhỏ phải uống thuốc, đây xem như tiền thuốc men. Mọi người nên biết rằng đứa nhỏ bị dọa sợ, cũng cần mua hộp bánh cái kẹo dỗ dành, thì cũng chẳng nhiều nhặn gì. Tôi nói đúng chứ? Bọn nhỏ rất dễ bị dọa sợ.”

Quản lão tứ nghe xong, dù đau lòng nhưng vẫn gật đầu đồng ý.

Hứa lão tam miễn cưỡng nói: “Vậy….được rồi.”

Anh khổ sở nói: “Tôi nể mặt anh đấy! Hôm khác anh phải mời tôi ăn cơm mới được.”

Đại đội trưởng bực mình: “Chú biến đi cho tôi!”

Hứa lão tam: “Còn chưa lấy được tiền đâu.”

Đại đội trưởng nói: “Bác, bác đưa cậu ta về nhà lấy tiền đi.”

Anh lại dặn dò: “Chú cầm tiền xong cũng đừng trở lại đây nữa.”

Anh đúng là nhức hết cả đầu.

Hứa lão tam: “Sao anh có thể lạnh lùng vậy chứ?”

Đại đội trưởng: “Lăn đi!”

Nếu không phải nhìn vào ba đứa nhỏ nhà cậu ta thì cũng chẳng muốn nhiều lời với Hứa lão tam một câu đâu.

Bực cả mình.

Hứa lão tam mặt dày, cũng chẳng quan tâm mà đi theo bà Quản.

Bà Hứa nghĩ nghĩ, liền đuổi theo. Hứa lão tam nhìn hỏi: “Mẹ, mẹ đi theo làm gì? Tiền này cũng chẳng phải cho mẹ.”

Bà Hứa nói: “Thằng nhãi con, mẹ còn tranh với mày chắc?”

Hứa lão tam: “Vậy mẹ đừng có đi theo con nữa.”

Bà Quản còn đang đau lòng vì một đồng tiền, quay đầu thấy bà Hứa, lại không còn tức giận nữa. Dù con trai bà có ngu ngốc một chút, làm việc không cũng không biết chùi đít (Hơi thô nhỉ=))))))) Kiểu ăn xong không chùi mép ấy các cậu:)))Tớ để nguyên văn nha). Nhưng so với mẹ con nhà Hứa lão tam cũng chẳng nhằm nhò gì.

Bà Hứa nói: “Đúng là xui xẻo tám đời nên tao mới sinh ra mày mà…….”

Còn chưa nói xong, Hứa lão tam đột nhiên nói: “Mẹ, hay là….. mẹ cũng cho con một đồng đi?”

Hứa đại nương: “!!!”

Bà cảnh giác nhìn con trai nói: “Không cho, cho mày tiền làm gì?”

Hứa lão tam đau đớn nói: “Cháu trai cháu gái mẹ đều bị bệnh, mẹ làm bà mà còn không an ủi à? Mẹ cho con một đồng, con mua đồ hộp cho bọn nhỏ.”

Hứa đại nương: “……………………”

Con trai bà sao có thể mặt dày tới vậy chứ?

Bà nói thẳng: “Mẹ không có tiền.”

Hứa lão tam không tin: “Mẹ, mẹ cũng đừng lừa con, con biết mẹ có tiền. Còn còn biết me có bao nhiêu đấy, mẹ có…………”

Anh còn chưa nói xong, bà Hứa đã bước tới bịt chặt miệng anh lại, nói lớn: “Đồ khốn này, mày muốn làm mẹ tức chết à.”

Hứa lão tam: “Ummmmmmmmmmm”

Bà Hứa nói: “Mày câm miệng lại cho mẹ, có nghe thấy không! Còn nói nữa, mẹ bóp chết mày!”

Hứa lão tam chớp mắt vô tội.

Bà Quản đứng một bên nhìn càng thấy dễ chịu.

Bà Hứa uy hiếp hai câu mới buông tay ra, Hứa lão tam nói: “Mẹ, không cho con nói cũng được. Nhưng cháu trai cháu gái mẹ đều bị dọa sợ. Nếu mẹ không muốn cho tụi nó đồ hộp thì cho trứng gà đi! Mười quà con chẳng chê ít, hai mươi quả con cũng chẳng chê nhiều đâu…..”

Bà Hứa nắm tay đấm vào lưng con trai: “Cái đồ tồi này, mẹ phải đánh chết mày…….”

Mười quả………hai mươi quả………….

Con trai bà muốn trứng đến điên rồi!

“Mỗi đứa một quả, là hai quả, nhiều hơn thì không có đâu.”

Hứa lão tam nói: “Sao mẹ lại không biết đếm vậy? Nhà con có ba đứa nhỏ, với lại mỗi người một quả…….Con sẽ nói cho anh cả anh hai tiền riêng của mẹ ……….”

Lại bị bưng kín miệng.

Bà Hứa thấy đáng ra hôm nay mình không nên tới xem náo nhiệt, lại càng không nên nói thay con mình.

Thằng nhãi ranh này.

Sao có thể càng ngày càng tồi vậy chứ!

Lúc trước chỉ hơi lười, nhưng qua mấy năm lại vừa lười vừa ranh ma.

Hai mẹ con đối mắt nhìn nhau tóe tia lửa, sau đó bà Hứa lùi một bước: “Năm quả! Không thể nhiều hơn, mày bịt miệng lại cho mẹ.”

Hứa lão tam chớp chớp mắt.

Bà Quản đứng cạnh im lặng suy xét. Càng nghĩ càng thấy có thằng con trai ngốc nghếch một chút còn hơn là thằng con ranh ma này.

Bà tò mò hỏi: “Bà chị này, chị có bao nhiêu tiền riêng mà lo lắng thằng ba nhà chị……..”

Bà Hứa trợn trắng mắt nhìn lại: “Ai cần bà lo!”

Nói xong liền quay về.

Hứa lão tam: ‘Đi thôi đi thôi, một đồng của cháu, không thể thiếu một xu đâu.”

Bà Quản: “…………..Cho mày, đến tiền của mẹ mày mày còn lấy, thế mà mày cũng làm được.”

Hứa lão tam nói: “Đó là bà nội cho bọn nhỏ, chẳng phải là bình thường ư?”

Bà Quản thần thần bí bí hỏi nhỏ anh: ‘Thế mày nói thử thím nghe, mẹ mày tích cóp được bao nhiêu tiền riêng………….”

Nếu biết có thể ra ngoài tám chuyện.

Hứa lão tam liếc bà một cái, nghiêm chỉnh nói: “Ai cần thím lo!”

Bà Quản: “……………….”

************

Trời tối, bên ngoài rất náo nhiệt, con Đào Đào cũng đã tắm xong.

Bé con mặc áo ngủ ngồi trên giường đất, ngẫm nghĩ: “Sao ba còn chưa về ạ?”

Nhà họ biết là đã bắt được kẻ kia rồi!

Cho nên Đào Đào rất sốt ruột.

Thường Hỉ: “Chờ một lát nữa ba con sẽ về thôi.”

Đào Đào vâng một tiếng, sau đó lại nói: “Hay là chúng ta cũng đi xem đi, đừng để ba chịu thiệt.”

Bé con ngẩng mặt nhìn Thường Hỉ, nhích mông nhỏ, giống như hổ con rúc vào người mẹ.

Thường Hỉ nhéo mặt bé con: “Không cần đi.”

Hứa Nhu Nhu ngồi bên cạnh cũng thấy không yên tâm: “Mẹ, không cần đi thật ạ?”

So với bọn nhỏ, Thường Hỉ càng hiểu Hứa lão tam hơn: “Không cần đi, mất mặt lắm, với lại nếu mẹ con mình ở đó sẽ ảnh hưởng đến ba con phát huy.”

Hứa Nhu Nhu: “………………”

Thường Hỉ: “Chúng ta không đi sẽ tốt hơn, các con yên tâm, ba các con không chịu thiệt đâu.”

Nói tới người hiểu rõ Hứa lão tam nhất thì vẫn là Thường Hỉ.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, Hứa lão tam thắng lợi về nhà. Anh đắc ý nói: “Các con, ba về rồi đây!”

Thường Hỉ hỏi luôn: “Anh đòi bao nhiêu?”

Một tên trúng đích!

Hứa lão tam: “Một đồng, anh…..không đúng, em làm gì đó, người phụ nữ này sao còn lấy vậy chứ!”

Một đồng vừa mới vào tay Hứa lão tam cứ vậy mà bị Thường Hỉ lấy mất. Chị nhếch miệng vui vẻ nói: “Có thêm một đồng này là vừa đủ số chẵn.”

Lúc trước chị mới tiết kiệm được 99 đồng, cuối cùng cũng được tròn 100.

Ba con số rồi!

Hứa lão tam giật nảy: “Sao em lại cướp chứ? Đây là anh lấy được về mà.”

Nếu anh ta đã nói thế, Thường Hỉ cũng tính toán rõ ràng.

Chị hỏi: “Ai chi tiền mua thuốc mỡ cho Đào Đào?”

Chị lại hỏi: “Ai chi tiền mua thuốc cho Tiểu Lâm?”

Thường Hỉ tiếp tục hỏi: “Là anh chi à? Là anh chi tiền đúng không?”

Hứa lão tam: “……”

Thường Hỉ tự trả lời: “Thế nên tôi thu tiền này thì có gì sai chứ?”

Hứa lão tam lẩm bẩm cãi lại: “Anh cũng phải diễn tê tâm liệt phế một hồi mới được đấy, nghe ca còn phải tiêu tiền mà. Đây cũng coi như là phí diễn xuất đúng không?

Thường Hỉ lườm lại: “Thế anh đi tìm bọn họ mà đòi phí, tôi cũng không xem đâu.”

Hứa lão tam nhăn mặt: “Em…..em……em………Hừ!!!”

Thường Hỉ cũng mặc kệ anh ta. Vừa muốn đem tiền cất đi, chị lại vỗ đầu: “Ôi cái trí nhớ của tôi!”

Sao chị có thể có 100 đồng chứ? Lấy thuốc cho bọn nhỏ cũng tốn 1 hào.

Thế nên còn thiếu 1 hào nữa mới đủ 100 đồng.

Aizzzzz, lại chưa đủ rồi.

Thường Hỉ ỉu xìu rồi cất tiền đi.

Hứa lão tam thấy đồng tiền kia bay nhanh như chim ưng thì cũng không nghĩ nữa.

Nghĩ cũng vô dụng.

Anh ngồi xuống nhìn xung quanh hỏi: “Tiểu Lâm đâu rồi?”

Thường Hỉ nói: “Ngủ rồi, con nói sáng mai muốn đi công xã sớm nên hôm nay đi ngủ sớm một chút.”

Vừa nghe vậy, Hứa lão tam lập tức ngồi thẳng lưng hỏi: “Đi công xã á? Đi công xã làm gì, sao anh không biết? Anh cũng muốn đi.”

Ai không muốn đi công xã chứ.

Ở nhà trồng trọt cũng chẳng có gì thú vị.

Thường Hỉ nhìn qua anh ta nói: “Con đi cùng anh Kiến Nghĩa.”

Hứa lão tam vẫn chưa từ bỏ: “Vậy có thêm anh cũng không vướng bận gì, con trai anh mới mười tuổi, ai biết được Kiến Nghĩa kia có bắt nạt con trai anh không chứ, nếu anh ta bán con trai anh thì sao? Anh cũng chỉ có một người con trai này thôi. Không được, anh không yên tâm, anh phải đi theo mới được.”

Người này diễn trò cũng có bài bản hẳn hoi.

Nhưng Thường Hỉ nói trắng ra: “Đừng có mơ nữa.”

Hứa lão tam: “………………”

Đào Đào thấy ba mình đang quá đáng thương liền giơ cánh tay đầy thịt ra vỗ tay ba mình: “Ba ơi, không cần quá khổ sở.”

Bé con lắc lắc búi tóc nhỏ nói: “Anh trai không cho con đi cùng, nên không thể cho ba đi cùng đâu.”

Hứa lão tam: “………………”

Anh bế bé con ôm vào trong lòng, xoa mạnh đầu bé con: “Con nhóc thối này, sao cấp bậc của ba còn thấp hơn con vậy? Với lại hai ta cùng một phe mà.”

Đào Đào cười phá lên, run run như con sâu.

Hứa lão tam nói: “Con nói đi, con giúp đỡ ai! Giúp ba hay mẹ! Con nói ngay đi.”

Hứa Nhu Nhu yên lặng ngồi qua chỗ xa nhất, không muốn thấy ba mình giả ngu nữa.

Nhưng Thường Hỉ thì ngược lại, chị nhìn con gái, chị cũng muốn biết đó.

Đào Đào che lại khuôn mặt nhỏ của mình, cười hi hi hỏi: “Ba muốn biết ạ?”

Hứa lão tam nói: “Không muốn biết thì hỏi con làm gì? Tất nhiên muốn biết rồi, con nhóc thối này nói hay không.”

Đào Đào xoay người lăn vài vòng như bánh xe tới chỗ Hứa Nhu Nhu, đắc ý nói: “Ba nói con là con nhóc thối, con không nói cho ba biết đâu.”

Hứa lão tam tỏ vẻ anh muốn bắt người, Hứa Đào Đào cười khanh khách: “Thế ba mua nhiều nhiều đồ ăn ngon cho con đi, con sẽ tha thứ rồi nói cho ba.”

Hứa lão tam: “Mới có tí tuổi đã lừa ăn rồi!”

Hứa Đào Đào cười hi hu, nháy mắt một cái.

Phòng đối điện truyền ra tiếng ho khan, Hứa Nhu Nhu nói: “Không còn sớm nữa, đừng làm loạn lên.”

Hứa lão tam muốn nói thêm, nhưng nhìn thấy khuôn mặt nghiêm túc của con gái liền ủy khuất: “Thật là, cả đám đều bắt nạt mình.”

Thường Hỉ nói: “Đi về ngủ đi.”

Chị cũng không hỏi việc của Quản lão tứ xử lý thế nào, vì dù sao ngày mai cũng sẽ biết thôi.

Hôm nay cũng chẳng cần hỏi nhiều.

Quả nhiên, sáng hôm sau lúc ra đồng, thím Quế Hoa liền ghé tai nói cách xử lý Quản lão tứ, cũng không báo lên trên vì dù sao cũng là người một thôn với nhau. Nếu báo lên trên thì nhà anh ta liền xong đời.

Quản lão tứ làm việc không có đầu óc, nhưng mà đại đội cũng không thể không nể tình.

Nhưng dù không báo lên trên thì cũng vẫn có trừng phạt.

Anh ta phải gánh phân cho đại đại trong một tháng.

Nói đến chuyện này, thím Quế Hoa lại hỏi: “Mẹ chồng em tới nhà chưa?”

Thường Hỉ hỏi: “Bà ấy tới làm gì?”

Thím Quế Hoa run rẩy nói thầm: “Hôm qua………… thế là………rồi ………..thế rồi………………”

Thím ấy nói xong còn bổ sung: “Đây là bà Quản nói.”

Thường Hỉ………..không ngoài ý muốn chút nào.

Đây là việc mà Hứa lão tam có thể làm ra được.

Chị nói: “Còn chưa đến, chắc là trưa mới đến cũng nên.”

Thím Quế Hoa gật đầu: “Chắc vậy đó.”

Thím ấy tò mò hỏi: “Hôm qua Hứa lão tam nhà em khi về có nói là sao chú ấy biết không? Ngay cả vợ chồng lão đại nhà họ Hứa ở cùng hai cụ mà còn không biết mẹ mình có bao nhiêu tiền riêng nữa.”

Thế mà Hứa lão tam cũng biết được, đúng là tinh như gà.

Thường Hỉ ngẫm nghĩ rồi nói thầm: “Em nghĩ….mẹ chồng em có thể bị lừa rồi.”

Thím Quế Hoa: “Gì cơ????”

Hai người đang nói chuyện, Nguyệt Quý cũng hớt ha hớt hải chạy đến nói thầm: “Chị dây, em nghe nói……..”

Bao lời muốn nói nhưng mà bị nghẹn không nói lên lời.

Thím Quế Hoa cười: “Cô nghĩ chị ở đây làm gì chứ? Cũng đang hóng chuyện từ chị ba cô đây.”

Nguyệt Quý thì thầm: “Chị dâu, mẹ em có bao nhiêu tiền riêng vậy? Chị nói cho em, em không nói cho ai biết nữa đâu.”

Dù là con gái đã đi lấy chồng, chẳng có quan hệ gì với tiền ở trong nhà mẹ đẻ, nhưng tính tò mà thì ai chẳng có! Cô cũng chẳng phải thèm thuồng gì, mà dù có thèm cũng chẳng tới lượt. Nhưng mà rất tò mò!

Mẹ đẻ cô keo kiệt dành dụm cả đời cũng chẳng biết đã tích cóp được bao nhiêu rồi.

Thường Hỉ nhìn hai người đang tò mò thì bật cười: “Sao mấy người đơn thuần vậy chứ! Nguyệt Quý này, chị nói chứ, nhiều năm rồi sao em không hiểu anh mình là người thế nào vậy?”

Nguyệt Quý chớp mắt mơ hồ.

Có thể thấy là bộ dạng vô tội của Đào Đào có chút giống cô ruột.

Thường Hỉ hỏi: “Nhà chị ăn riêng cũng phải tám chín năm rồi nhỉ?”

Nguyệt Quý trả lời: “Tám năm rưỡi rồi.”

Cô vẫn nhớ rõ ràng.

Khi mới ăn riêng được nửa năm, núi bị sạt lở, cả nhà anh ba đều bị thương.

Nếu không thì nhà anh ba cũng sẽ chẳng xây phòng lần nữa cạnh nhà mình.

Thường Hỉ gật đầu: “Cô thấy đấy, ăn riêng cũng tám chín năm rồi, nhà chị cũng chỉ về ngày lễ tết. Dù anh ba cô có bản lĩnh cũng chẳng biết được ấy chứ. Mọi người đơn thuần quá, anh ta nói gì mọi người cũng tin.”

Nguyệt Quý sửng sốt.

Nửa ngày sau, cô mới lắp bắp hỏi: “Anh….anh…..anh…..anh ba em lừa mẹ em à?”

Cô suýt thì hết lên, Thường Hỉ nhay tau bịt miệng cô lại. Mấy lời đằng sau liền bay theo gió.

Thường Hỉ nói: “Nào nào, cô đừng có hét lên, chị còn chờ mẹ chồng đưa năm quả trứng đó. Nếu cô vạch trần thì sao bà ấy có thể đưa cho chị?

Nguyệt Quý mở to mắt: “……”

Anh ba cô từ nhỏ đã hay lừa ăn, không nghĩ tới khi lớn cũng chẳng thay đổi chút nào.

Mà thím Quế Hoa đứng bên cạnh cũng như được khai sáng, chị cũng không biết được còn có thể làm chuyện thần kì này đấy.

Mấy người trừng mắt nhìn nhau hơn nửa ngày, Thường Hỉ nói: “Kệ đi, hai người chờ tôi lấy được trứng gà rồi hãy nói tiếp.”

Nguyệt Quý: “…………..dạ.”

Cô gãi đầu: “Anh ba em xưa nay vẫn thần kỳ thế đấy.”

Thường Hỉ gật đầu chấp nhận.

Có câu hỏi là: vì sao Hứa lão tam và Thường Hỉ không bị ai hoài nghi bao giờ?

Hai đứa nhỏ mới gần ba tuổi thì không ai nghi ngờ. Nhưng họ là người lớn, tính cách biến hóa còn không rõ chắc?

Đây cũng là do quá thần kỳ.

Bởi vì Hứa lão tam nguyên bản cũng là loại người này.

Hứa lão tam nguyên bản và Hứa lão tam bây giờ chẳng chẳng khác mấy, đều tham ăn chơi lười làm việc.

Nếu không phải gia đình không đồng ý thì anh ta hận không thể học lên cấp ba để không phải đi làm. Nhưng dù gia đình phản đối thì anh ta cũng kiên trì học tới khi tốt nghiệp cấp hai mới dừng. Đây cũng được coi là tấm bằng cao hiếm có trong thôn.

Người có thể tốt nghiệp cấp hai trong thôn cũng không nhiều, chỉ có mười mấy người.

Hứa gia cũng đã chiếm hai xuất.

Là Hứa lão nhị và Hứa lão tam.

Hứa lão nhị may mắn hơn chút, có đối tượng (Là ‘người yêu’ nhé các cậu. Vì thời này người ta hay gọi là ‘đối tượng’ nên mình cũng để nguyên cho hợp văn phong) là bạn học cùng cấp hai, nên có thể ở lại công xã. Tuy không nói thẳng là ở rể nhưng thật ra là ý này.

Còn Hứa lão tam thi đỗ cấp hai cũng là vớt vát, anh có thành tích kém cỏi nhất khóa.

Thực ra anh cũng chẳng thích đi học, nhưng vì đi học sẽ không cần làm ruộng, nên anh rất vui.

Sau khi tốt nghiệp cấp hai, anh vừa lười vừa nghèo nên chẳng tìm được đối tượng tốt.

Thế nên có người giới thiệu cho anh Thường Hỉ – cô gái lớn hơn anh một chút.

Nhà mẹ đẻ Thường Hỉ là cha đẻ mẹ kế. Tục ngữ nói có mẹ kế thì sẽ có cha dượng, ở nhà họ cũng chẳng sai chút nào. Mẹ kế vừa vào nhà được một thời gian đã sinh được hai con trai nên người con gái vợ trước cũng không được đối xử tốt.

Mẹ kế của Thường Hỉ cũng không như các nhà khác hay tra tấn con ghẻ.

Mà bà ấy phân chia rõ ràng.

Thường Hỉ làm bao nhiêu sẽ được ăn bấy nhiêu. Thế nên, Thường Hỉ trầm mặc ít nói, cũng không có bạn bè thân thiết trong thôn.

Dù sai, thời gian của Thường Hỉ cũng đều dùng làm việc cả, nếu không làm sẽ ăn chẳng đủ no.

À, dù làm việc thì cũng chẳng đủ no.

Nhưng mà trong thôn này, dù có ở cùng mẹ ruột thì cũng chưa chắc được ăn no, thế nên cuộc sống của Thường Hỉ cũng được coi là bình an. Trong thôn này cũng không phải không có mẹ kế ác độc, còn quá đáng đến vừa đánh vừa mắng con vợ trước của chồng đó.

Thế nên nhà Thường Hỉ không đánh cũng chẳng mắng, phân chia rạch ròi cũng được coi là tốt.

Mẹ kế Thường Hỉ cũng thả lời ra ngoài rằng Thường Hỉ không phải con đẻ nên cũng chẳng trông cậy và Thường Hỉ hiếu thuận, nên cũng không cho con ghẻ hậu thuẫn. Nói trắng ra là: Dù chị gả chồng thì tôi cũng chẳng cần lễ ăn hỏi. Tất nhiên cũng chẳng có gì hồi môn.

Lấy chồng xong, ngày lễ tết thích thì tới. Chị không tới tôi cũng chẳng trách chị.

Dù sao cũng chẳng phải con đẻ tôi.

Cũng vì việc này nên Thường Hỉ mới bị chậm chễ, khó tìm được nhà chồng thích hợp. Tuy hiện tại cũng có nhà thu sính lễ cũng chẳng cho con gái của hồi môn. Nhưng còn có người, có chuyện gì cũng có chỗ dựa.

Nhưng anh em Thường Hỉ có cũng như không, ngay cả việc xếp người đánh nhau cũng chẳng có, nên nhiều gia đình không thích. Dù sao, bây giờ nhà nào cũng muốn có thông gia thịnh vượng một chút.

Cuối cùng, Thường Hỉ theo Hứa lão tam, cũng do bà Hứa ngẫu nhiên gặp được Thường Hỉ, biết chị là người biết việc.

Lúc này mới chọn vợ cho con trai.

Tuy không có của hồi môn, nhưng cũng không cần sính lễ, nên không có lỗ.

Sau này nhà họ sinh ra bọn nhỏ, đợi bọn nhỏ lớn hơn một chút có thể tự chơi, hai cụ quyết định ăn riêng. Hai cụ ở cùng vợ chồng con cả thành thật chất phác; con thứ hai ở trong thành phố, còn nhà lão tam thì tự chịu trách nhiệm.

Hai cụ cũng không ưa nhất là thằng con thứ ba.

Cũng không ngoài ý muốn, vì bàn tay năm ngón còn có ngón dài ngón ngắn. Hứa lão đại hiếu thuận nghe lời, lại là con trưởng nên càng thiên vị hơn một chút. Còn Hứa lão nhị, tuy anh ta ở công xã nhưng cũng không quên bổn phận, trước khi ăn riêng cũng nộp nửa lương cho hai cụ. Sau khi ăn riêng cũng là người cho hai cụ tiền riêng nhiều nhất.

Chỉ có mình Hứa lão tam là không đáng tin cậy.

Đã không cho tiền rồi còn hay tìm mọi cách đều moi tiền.

Nên việc bất công này cũng chẳng oán trách được hai cụ.

Thế nên vợ chồng Thường Hỉ chẳng có chỗ dựa nào hai bên gia đình. Người ngoài thấy đây không phải việc tốt đẹp gì. Nhưng Thường Hỉ lại cảm thấy rất vui. Dù sao chị cũng chẳng phải Thường Hỉ của thế giới này.

Nếu đông người thân thiết, chị rất sợ bị lộ.

Nhưng hiện tại, quan hệ giữa hai gia đình đều rất, ngược lại là chuyện tốt.

Họ hàng ở xa, bạn bè thân thiết của chị cũng là sau khi xuyên qua mới kết bạn, trong lòng cũng chắc chắn hơn.

Thường Hỉ lâm vào trong hồi ức.

Nguyệt Quý cảm khái: “Chị nói xem, mẹ mắc mưu bao nhiêu lần sao vẫn bị anh ba lừa vậy nhỉ?”

Đây mới là điều khiến cô buồn bực. Từ nhỏ đã thế, cô chỉ hơi nói dối đã bị phát hiện, nhưng anh ba cô thì khác, lần nào cũng thành công. Tuy cũng bị đánh, nhưng dù sao người ta cũng thành công đó!

Đây mới là điều khiến Nguyệt Quý cảm thấy khó hiểu nhất.

Cô hỏi: “Sao mẹ em có thể không phân biệt được anh ấy nói dối nhỉ?”

Thường Hỉ ngẫm nghĩ rồi nói: ‘Có lẽ là mỗi lần đều là thủ đoạn đa dạng khác nhau chăng?”

Thím Quế Hoa đứng bên cạnh bật cười rồi cũng nói theo: “Lời này cũng không giống khen lắm đâu.”

Thường Hỉ: “Sự thật mất lòng mà.”

Ba người phụ nữ liên tưởng đến Hứa lão tam rồi cùng lắc đầu ngao ngán.

Không nên thân, quá không nên thân!

“Chị Đại Hỉ….Chị Đại Hỉ ơi!” Một tiếng gọi dồn dập truyền đến, Thường Hỉ quay đầu qua đã thấy nhân viên ghi công điểm Quân Đình hổn hển chạy đến.

Chị hỏi luôn: “Sao thế em?”

Quân Đình chống eo thở dốc: “Chị mau qua xem đi, Hứa lão tam nhà chị bị rơi xuống mương rồi.”

Thường Hỉ: “!!!”

Chị ném quốc chay qua thật nhanh.

Nguyệt Quý cũng chẳng do dự chạy theo: “Anh ba nhà chị thế nảo rồi? Có bị thương không?”

Hai người chạy tới cạnh bờ mương liền thấy Hứa lão tam đang nằm đó, mắt nhắm nghiền.

Thường Hỉ hỏi: “Anh ấy bị sao vậy?”

Chị vừa đỡ Hứa lão tam lên thì cảm giác được anh ta nhéo lòng bàn tay mình một cái.

Thường Hỉ: “……”

Quả nhiên tên này thủ đoạn đa dạng.

Con người này sao chẳng có chút xấu hổ nào vậy chứ.

Nhưng chị cũng chẳng vạch trần Hứa lão tam.

Tiểu đội trưởng nói: “Vừa rồi chú ấy bị trượt chân ngã xuống mương, em nhanh đưa chú ấy về nhà nghỉ ngơi đi. Nếu nặng thì mời thầy thuốc tới xem thế nào.”

Thường Hỉ đáp: “Vâng!”

Chị ngước mắt lên nói: “Nguyệt Quý qua giúp chị một chút đi. Anh của cô nặng muốn chết………”

Nguyệt Quý: “Được rồi.”

Hai người đỡ Hứa lão tam về nhà, chưa đi xa đã nghe thấy tiếng bàn luận sôi nổi.

“Buổi sáng anh ta nói hai ngày nào không được ngủ, bị váng đầu, lúc ấy tôi còn nghĩ anh ta nói điêu, hóa ra là thật.”

“Tôi thấy chắc là do thức đêm rình Quản lão tứ, cái thân thể kia quá yếu ớt……….”

“Tôi thấy người anh ta như con khỉ ốm ấy, chẳng chống đỡ được đâu.”

“Đấy, bình thường không làm việc rèn luyện sức khỏe, đột nhiên chăm chỉ thì bản thân mình cũng chịu không được, con người không thể quá nhàn rỗi……..”

……………………………

Nguyệt Quý nghe thấy bọn họ bàn tán cũng rất lo lắng: “Anh ba em không sai chứ? Vừa nãy cũng quá sợ hão rồi!”

Thường Hỉ: “……”

Chị hít sâu một hơi nói: “Em gái này, cũng may em tìm được gia đình thành thật như nhà họ Lý.”

Nguyệt Quý: “????????????”

Thường Hỉ nói: “Em đúng là quá ngây thơ rồi!”

Nguyệt Quý khó hiểu: “?????????????????”

Hai người đỡ Hứa lão tam về nhà, thấy một đám trẻ con chạy thình thịch tới, bé con có búi tóc nhỏ, tay quấn băng gạc chính là bạn nhỏ Đào Đào.

Đào Đào thở hồng hộc, khuôn mặt đỏ bừng: “Ba con làm sao vậy ạ?”

Bé lo lắng nhìn ba mình: “Con đi mời thầy thuốc tới nhé.”

Hứa lão tam ‘từ từ tỉnh lại’ nói: “Đừng…Đào Đào ơi, ba vẫn khỏe……”

Đào Đào chớp mắt, ngây ngô hỏi: “Ba giả vờ à?”

Đúng là con gái ruột, một phát trúng đích.

Hứa lão tam: “Ừm….”

Nguyệt Quý: “!!!”

Cháu ngoại cô còn nhìn ra là giả vờ mà cô lại không nhìn ra!

Cô không nhịn được nói tục: “Mẹ nó!”

Chị dâu cô nói không sai chút nào.

Anh ba cô mỗi lần đều là thủ đoạn mới!

Người này cũng quá xấu xa rồi!