Hướng Tiểu Điệp đang đứng trên nóc thuyền, y phục tung bay trong gió.
 Nàng giơ tay lên và ra lệnh: "Nhổ neo!"
 Giọng nói truyền đi khắp mọi nơi ở Vân Phàm Hào.

"Rầm!" Chiếc mỏ neo sắt nhiều tiền được kéo lên khỏi mặt nước và rơi vào tay một người.

Người này họ Liễu, là phó thủ của Hướng Tiểu Điệp, mọi người trong Kinh Sai Môn đều gọi bà ta là Liễu Đại Tráng.

Bà ta rất cao lớn và mạnh mẽ, tay cầm một chiếc mỏ neo với khuôn mặt hung hãn.
 Liễu Đại Tráng bỏ neo sắt xuống và đi đến mạn thuyền để lấy sào tre.

Đã có bốn cô nương của Kinh Sai Môn đứng trên mạn thuyền, tay cầm những chiếc sào tre dài bốn mét.

Thấy bà ta đến, họ đồng thanh hô lên, cắm sào tre xuống nước.

Người dẫn đầu tuổi đã lớn, đứng ở đó, mặc chiếc áo ngắn với chiếc băng đô màu đỏ trên đầu, bà ta hét lên: "Đẩy!"
 Năm người nắm chặt cọc tre chống đỡ ở bờ đê của bến tàu.

Nghe thấy tiếng hô, tất cả đều dùng sức, cây sào tre dày đột nhiên hơi uốn cong, đẩy con thuyền hai ngàn thạch1 đi xa.

Tiểu Nguyễn đứng trên đỉnh cột buồm, tay cầm một lá cờ nhỏ và vẫy liên tục.

Hướng Tiểu Điệp nhìn cờ hiệu rồi chỉ huy thuộc hạ điều chỉnh hướng chèo thuyền.
1.

Thạch: Đơn vị dung tích khoảng 100 lít.
 Vân Phàm Hào dần rời bến Nam Trịnh và tiến vào sông Dương Tử.
 Hướng Tiểu Điệp ngước mắt tuần tra, thấy trời yên biển lặng, xung quanh không có người, liền hạ lệnh: "Xuất mái chèo!"
 Nàng ta ra lệnh, mười hai cửa sổ nhỏ được mở ra ở hai bên thân thuyền.

Hai mươi bốn cửa sổ nhô ra những mái chèo dài.

Hướng Tiểu Điệp hô "Nâng lên", mái chèo vươn lên một góc nằm ngang, Hướng Tiểu Điệp hô "Hạ xuống", mái chèo rơi xuống và tạo ra hai làn nước.
 Sau đó không cần Hướng Tiểu Điệp phải hô lên nữa, mái chèo trong khoang thuyền đã vận hành trơn tru, chỉ thấy được tàn ảnh của mái chèo, giống như một bánh xe tròn.

Hai bên Vân Phàm Hào có hai đầu bạch long, đang giữ con tàu tiến nhanh về phía trước.
 Lúc Bạch Diên ở trên đất liền cũng chưa từng nhìn thấy cảnh tượng này nên cảm thấy rất mới mẻ.

Miệng nàng ấy vang không ngừng: "A Đồng, ngươi nhìn kìa.

Chiếc thuyền lớn như thế mà chạy nhanh quá, không có gió mà cũng chạy ào ào tới trước.


Ngươi nhìn bọt nước kìa, bắn tung tóe vào thuyền.

Ngươi nhìn phía bên thuyền đi, chiếc thuyền này thực sự có hai bánh xe, ôi chao, giống như xe ngựa vậy." Nàng ấy kéo góc y phục của Tần Cô Đồng với vẻ mặt hào hứng, đã quên chuyện cãi vã vừa rồi.
 Tần Cô Đồng cũng lần đầu tiên nhìn thấy cảnh tượng này, rất khác so với những gì trong sách viết.

Trong lòng nảy sinh một ý nghĩ: Đọc ngàn quyển sách không bằng đi ngàn dặm.

Nàng lại nghĩ đến cha, nghĩ rằng ông ấy thà phiêu bạt giang hồ, bốn biển là nhà còn hơn ru rú ở trong góc nhỏ nào đấy.

Giờ phút này, nàng cũng đã hiểu, trong lòng bất chợt thương cảm và buồn vô cớ.
 Bạch Diên không đa cảm như nàng, nhìn thấy cảnh tượng kỳ lạ liền vứt bỏ nàng đi về phía mũi thuyền, vừa đi vừa gọi: "A Đồng, ngươi lại đây."
 Tần Cô Đồng đáp lại, viết vào lòng bàn tay của Tiêu Thanh Thiển: Đến mũi thuyền không?
 Thấy nàng ấy hơi cúi đầu, Tần Cô Đồng đội mũ trùm đầu cho nàng ấy rồi dẫn nàng ấy đi từ từ về phía mũi thuyền.
 Bạch Diên giang hai tay ra, vẻ mặt say sưa theo gió sông, "A Đồng, ngươi đưa ra ý tưởng đi thuyền thật quá đúng."
 Tần Cô Đồng cười cười, không nói gì.

Lúc đầu, nàng chỉ cảm thấy phía tây nam đường núi quá nhiều, xe ngựa gập ghềnh, nếu đi sẽ rất mệt mỏi.

Hơn nữa ẩn nấp trên thuyền, truy binh đuổi theo cũng khó phát hiện.

Nhưng vào lúc này, nhìn thấy sông Dương Tử cuộn trào, bầu trời xanh ngàn dặm, nàng không khỏi cảm thấy vui sướng trong lòng.

Nàng quay đầu lại, định nói chuyện với Tiêu Thanh Thiển, thì thấy màu sắc u ám trong đôi mắt trong veo của nàng ấy, Tần Cô Đồng cảm thấy hơi bi thương.
 Nàng nhìn xung quanh, cúi đầu và viết vào lòng bàn tay Tiêu Thanh Thiển: Nước trong, sóng bình, núi xanh.
 Tiêu Thanh Thiển sững sờ một lúc, hơi quay người về phía nàng, trên môi nàng ấy nở một nụ cười.

Tần Cô Đồng nắm tay nàng ấy, nhìn vết sẹo đã mờ trên khuôn mặt cùng với vẻ lạnh nhạt trước gió mưa ấy, trong lòng nàng có trăm mối cảm xúc ngổn ngang.

Nàng run rẩy đưa tay vén mái tóc lộn xộn của nàng ấy ra sau tai.
 Tiêu Thanh Thiển nhận thấy sự khác lạ của nàng, nhẹ nhàng nắm tay nàng và viết từng nét chữ: Nước sông cuồn cuộn, chuyện cũ đã qua.
 Trong lòng Tần Cô Đồng thở dài, trong mắt lóe lên châu quang, thì thào nói: "Ngược lại, ngươi mới là người an ủi ta."
 Nàng lắc đầu, viết vào lòng bàn tay của Tiêu Thanh Thiển: Mùa thu năm 60 của Vũ Lịch, trên thuyền cùng Thanh Thiển.

Mái chèo lay động, bọt nước bắn tung tóe như tuyết đọng.

Khói trên sông ngàn dặm trắng như luyện, núi non chung quanh cũng xanh như chàm2.

Hai bên bờ sông cây Dương xanh buộc ngựa, uyên ương ở giữa sông xanh như đứng trên cát...
2.


Biến thể từ "Trường Giang vạn lý bạch như luyện, Hoài Sơn số điểm thanh như điến" trích "Tắc hồng thu – Tầm dương tức cảnh" của Chu Đức Thanh thời nhà Nguyên.

Tạm dịch: Vạn dặm sông Trường Giang trắng như luyện, vài điểm Hoài Sơn xanh như chàm.
 Bạch Diên nhìn hồi lâu, cuối cùng không nhịn được nói: "A Đồng, ngươi đang viết cái gì vậy? Đừng có viết gãy lòng bàn tay Thanh Thiển đấy."
 Tần Cô Đồng quay đầu trừng Bạch Diên, nhỏ giọng nói: "Đừng gọi tên nàng ấy ở bên ngoài."
 Bạch Diên le lưỡi, đang định nói thì đã thấy Hướng Tiểu Điệp từ xa đi tới.

Nàng ấy đột nhiên sửng sốt, nhỏ giọng nói: "Ta đột nhiên nhớ tới lúc đi mua đồ này nọ, nghe nói thuyền của bọn họ đã đậu mấy ngày rồi."
 Trong lòng Tần Cô Đồng hoảng sợ, "Sao ngươi không nói sớm hơn.

Tới rồi, đừng nói chuyện."
 Hướng Tiểu Điệp và Liễu Đại Tráng lần lượt đi tới, từ xa chào hỏi: "Đây là lần đầu tiên ba người các ngươi đi thuyền sao? Bầu trời trên sông rộng mở, ban đầu nhìn có thể rất mới mẻ nhưng ước chừng lúc sau sẽ mệt mỏi đấy."
 Bạch Diên cười đến vô tâm, "Không sao đâu, chừng nào mệt rồi tính đi.

Dù sao, bây giờ ta thấy rất sảng khoái.

Hơn nữa, các ngươi ở trên thuyền mỗi ngày cũng không cảm thấy phiền chán."
 Hướng Tiểu Điệp dựa vào lan can và nhìn về phía xa, "Chúng ta đã quen rồi."
 "Ồ, đó là thuyền gì vậy?" Bạch Diên chỉ vào một chiếc thuyền nhỏ ở phía xa và tò mò hỏi.
 Hướng Tiểu Điệp nghe thấy thì nhìn qua và giải thích: "Đó là thuyền đánh cá.

Cành cây trên thuyền giống như giá lưới đánh cá.

Loại thuyền này thường đi chung nhiều chiếc, trước sau tung lưới, vây quanh cả một vùng nước.

Người đánh cá có kinh nghiệm, một ngày có thể kéo một ngàn con cá."
 Bạch Nguyên chỉ thấy người khác câu cá, thoạt nhìn rất tò mò và hỏi: "Vậy trên thuyền chúng ta có chài lưới không? Trên thuyền mỗi ngày đều có thể ăn cá sao? Loại cá nào ăn ngon thế?"
 Hướng Tiểu Điệp nhướng đôi mày thanh tú, cười sảng khoái, "Trên thuyền của chúng ta không có lưới đánh cá, nhưng Bạch cô nương muốn ăn cá, vậy thì dễ thôi.

Đại Tráng là một cao thủ bắt cá đấy." Nói xong, nàng ta đẩy Liễu Đại Tráng ở phía sau mình đi lên.
 Đúng như tên gọi, Liễu Đại Tráng rất cao lớn và mạnh mẽ, hai lông mày dựng ngược trên khuôn mặt rộng, chiếc mũi to nhiều thịt, đôi môi dày và đen, trên mặt có một vết sẹo dữ tợn, "Ngươi muốn ăn cá gì?"
 Giọng nói như đang tranh cãi với ai đó, may mà Bạch Diên gan lớn, vừa nghe đến "ăn cá gì", nàng ấy vui mừng khôn xiết, vội vàng hỏi: "Đều ăn được hết, ngon miệng là được rồi.

Ta không kén chọn."
 Liễu Đại Tráng không nhắc lại nữa, rút một cây thương ngắn từ sau thắt lưng.

Cây thương ngắn dài hơn 1,5 lần hoành đao của Tần Cô Đồng, nhưng nó được cầm trên tay bà ta giống như người lớn cầm một chiếc đũa tre.
 Liễu Đại Tráng cầm cây thương ngắn trong tay, sau đó bước đến mạn thuyền và giơ cây thương lên.

 Bạch Diên mừng rỡ nhìn bà ta, mong chờ cùng nghi hoặc.

Liễu Đại Tráng dường như đã biến thành một tác phẩm điêu khắc trên đá, đứng bất động bên mạn thuyền với một cây thương ngắn giơ cao.

Bạch Diên không chịu nổi nữa, quay đầu lại, nhẹ giọng hỏi Hướng Tiểu Điệp: "Nàng như vậy là sao?"
 Hướng Tiểu Điệp còn chưa kịp giải thích, Tần Cô Đồng đã thấy cánh tay của Liễu Đại Tráng đột nhiên ra sức.

Bằng nhãn lực của mình, nàng chỉ có thể cảm thấy một bóng đen xẹt qua.

Nhìn tình hình trước mặt, một đám bọt sóng nhỏ bỗng nhiên xôn xao trên mặt sông êm đềm ở phía xa.

Ngay sau đó, mặt nước như muốn nổ tung.
 Bạch Diên nhìn thấy một con cá trắm đen3 lớn đang bay về phía mình, đang định vui mừng thì bị đuôi cá quẹt qua, tạt nước vào mặt.
 Một tay Liễu Đại Tráng mang con cá trắm đen dài khoảng 3 mét ném xuống đất.

Nhẹ nhàng cúi người và rút cây thương ngắn ra, đem vảy cạo ra từng lớp một.
 Bạch Diên chưa từng nhìn thấy con cá trắm đen nào lớn như vậy, sau khi nhìn xung quanh hai lần, nàng ấy đã suy nghĩ xem nên ăn gì vào buổi tối: canh đầu cá, cá chiên phi lê, cá kho tộ, chả cá chiên...
 Tần Cô Đồng nhìn Liễu Đại Tráng, nàng cũng thầm ngạc nhiên.

Người này nhìn thấy không có tập luyện võ thuật nội công gì, vì vậy bà ta phải được sinh ra với sức mạnh phi thường.

Một người kỳ lạ như vậy, nhưng không biết tại sao Kinh Sai Môn lại không bồi dưỡng tốt.
 Hướng Tiểu Điệp đã gọi người đến kéo con cá đi, nói với Bạch Diên đang nhìn lưu luyến không rời: "Sông Dương Tử rất sâu, cá lớn đều ở dưới đáy.

Ngươi không thể nhìn thấy chúng cho đến khi chúng trồi lên thở."
 "Mặc dù như vậy, khả năng tấn công một con cá bơi dưới nước ở khoảng cách ba mươi trượng thật đáng kinh ngạc.

Bội phục, bội phục." Tần Cô Đồng nói với vẻ ngưỡng mộ rồi hỏi: "Ta đọc trong một quyển sách, nói rằng vị trí của con cá trong nước không giống với những gì chúng ta thấy.

Thật sự là như vậy sao?"
 Liễu Đại Tráng xấu hổ trước sự ngưỡng mộ lặp đi lặp lại của nàng, nhưng khuôn mặt vẫn rất dữ tợn, bà ta xoa hai tay vào nhau, nói với giọng hằn học: "Đúng vậy."
 Bạch Diên nghe thấy thì tò mò, "Nếu là như vậy thì tại sao ngươi biết con cá ở đâu?"
 Bàn tay to như quạt hương bồ của Liễu Đại Tráng đang cầm cây thương ngắn, vẻ mặt không biết phải làm sao, vấn đề này bà ta cũng không hiểu rõ, sững người một lúc rồi mới nói: "Luyện tập nhiều trong thời gian dài sẽ biết được."
 Tần Cô Đồng cảm thán trong lòng: Võ công không có đường tắt, chỉ có siêng năng luyện tập.
 Bạch Diên không nghĩ nhiều, liền kéo Liễu Đại Tráng đi học bắt cá.

Liễu Đại Tráng lại lấy ra một cây thương ngắn từ sau thắt lưng của mình, dạy nàng ấy cách cầm, ném và quan sát bọt nước trên sông.
 "Bọt nước khác nhau, bên dưới cũng có những con cá khác nhau, nhưng cũng có thể chỉ là bong bóng.

Ngươi xem, con nào có miệng màu đỏ, đó là cá mè Vũ Xương4, còn đó là cá chép sông Dương Tử5...!Kích cỡ khác nhau, ngươi xem bên kia có một con cá trích6 lớn đấy."
 Bạch Diên ngơ ngác nhìn mặt nước trắng xóa, chỉ có sóng biển lăn tăn nào thấy cá gì.

Không chỉ vậy, nàng ấy nhìn chỗ bọt nước bắn tung tóe đều giống hệt nhau.

Tần Cô Đồng kể cho Tiêu Thanh Thiển nghe những gì nàng đã thấy và đã nghe, nàng cũng nhìn khắp nơi, nhưng cũng không thấy sự khác biệt nào.

Nàng biết do nhãn lực của mình hạn chế, nếu đổi thành cao thủ luyện ám khí ẩn thân chắc sẽ khác rồi.
 Liễu Đại Tráng trông thô lỗ, nhưng bà ta rất kiên nhẫn, chỉ tay về phía dòng sông, nói đi nói lại.


Chỉ là kỹ năng này được tôi luyện từng ngày, không có đường tắt thì làm sao có thể dạy dỗ đồ đệ bằng miệng được.
 Tần Cô Đồng nhìn đến hoa mắt thì đột nhiên Tiêu Thanh Thiển nắm tay nàng và viết vào lòng bàn tay: Chỉ có các nhà tiên tri mới biết sự khác biệt.
 Tần Cô Đồng sửng sốt, đột nhiên nghĩ tới mười năm trước, lúc đó Tiêu Thanh Thiển bằng tuổi mình cũng đã là một cao thủ kiếm thuật rồi, nhất định có cách nhìn không tầm thường nên nàng cẩn thận suy xét lời nói đó.
 Gió thổi vi vu, sóng bạc dồi dào, mặt sông như tấm lụa khẽ phấp phới.

Dưới nắng, sóng chập chùng như vảy cá.

Nếu để ý kỹ hơn, sẽ thấy rằng kết cấu của mặt nước là thiên kì bách quái, không hoàn toàn giống nhau.
Chú thích:
3.

Cá trắm đen (danh pháp hai phần: Mylopharyngodon piceus) là một loài cá thuộc Họ Cá chép, duy nhất thuộc giống Mylopharyngodon.

Cá được nuôi để làm thực phẩm và dược phẩm.

Cá trắm đen có thể có chiều dài lên đến 1,5m và nặng đến 61 kg.

Chúng ăn các loài ốc và nhuyễn thể.

Cùng với cá trắm cỏ, cá mè hoa và cá mè trắng, chúng được xem là một trong 4 loài cá nuôi kết hợp quan trọng ở Trung Quốc và đã được nuôi hàng ngàn năm nay.

Chúng không phân bố rộng khắp thế giới.
4.

Cá mè Vũ Xương (Megalobrama amblycephala) là một loài họ Cá chép có nguồn gốc từ các vùng nước khắp lưu vực sông Dương Tử, Trung Quốc, bao gồm cả hồ Lương Tử.

Đây là loài cá quan trọng của nghề nuôi cá, và năm 2012 tổng sản lượng của nó đứng thứ 12 trong danh sách các loài cá quan trọng nhất trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới.
5.

Cá chép đá: (tên khoa học: Procypris rabaudi) là một loài cá thuộc chi Procyprinidae, thường được gọi là cá trắm nước, cá trắm đá, cá trắm mực là một loài cá độc nhất vô nhị ở Trung Quốc.

Trong ngành thủy sản ở thượng nguồn sông Dương Tử, giá trị kinh tế cao hơn.

Sản lượng tuy không cao nhưng có ưu điểm là thân nhỏ, thịt mềm, thơm ngon, là loại cá kinh tế bậc nhất được người dân ưa chuộng.
6.

Cá trích (danh pháp khoa học: Sardinella) là một chi cá biển thuộc chi cá xương, họ Cá trích (Clupeidae).

Đây là một loài cá có giá trị kinh tế lớn, là đối tượng quan trọng của nghề cá thế giới, chúng được đánh bắt, khai thác nhiều để lấy thịt cá trích.

Ở Việt Nam, cá trích có khoảng 10 loài, quan trọng nhất là cá trích tròn (S.

aurita) và cá trích xương (S.

jussieu)..