Sau khi dùng bữa xong, Mục Chấp liền trở về phòng mình.

Trong lòng anh bất giác rằng tim đập rộn ràng không biết chuyện gì sắp xảy ra.

Đi vào phòng tắm rửa mặt cho tỉnh táo, Mục Chấp lấy một tờ giấy trắng tinh ra chép lại bức thư của An Tĩnh đã gửi cho mình.

Bức thư cũ kỹ năm xưa đáng lẽ nên phai nhạt theo thời gian nhưng vẫn trắng tinh như ngày nào, được bảo quản cẩn thận trong một thủy tinh đen.

Mục Chấp lấy ra khẽ hôn lên đó, mở ra nhìn một lúc rồi gấp lại.

Cầm bút lên ghi ra những lời trong thư mà An Tĩnh đã để lại.

Những câu từ trong đó Mục Chấp đã thuộc lòng từ lâu rồi.

Nhìn Chu Tần vậy thôi nhưng đôi khi cậu ta nói rất đúng, anh tương tư đến bệnh.

Công việc nhàm chán mỗi ngày chép lại bức thư của An Tĩnh, để bản thân giải khuây nỗi nhung nhớ vừa có thể không quên được những thứ mà An Tĩnh đã hi vọng ở bản thân anh.

Học hành hay sinh hoạt, anh đều nghe lời của An Tĩnh.


Nhưng mà đã ba năm qua rồi, tại sao em vẫn chưa về gặp tôi chứ?
Mệt mỏi đặt lưng lên giường, Mục Chấp không biết từ khi nào đã ngủ thiếp đi.

Cơn gió mang tư vị một chút oi nóng của mùa nắng nóng thổi vào căn phòng, những đóa hoa sơn chi mà An Tĩnh thích nhất được Mục Chấp chăm sóc tỉ mỉ đang rung rinh tỏa hương thoang thoảng trong gió.

Sự bình lặng trong một cơn mê ngắn ngủi liệu có thể tiếp tục được không?

An Tĩnh đang chuẩn bị giáo án để đến trợ giảng ở đại học A.

Tuy không phải là lần đầu tiên cô trợ giảng nhưng mà môi trường đầu tiên cô tiếp xúc không khỏi có chút hoang mang.

Ba năm ở Mỹ không phải là ngắn cũng không phải là dài, mới chớp mắt đó đã qua rồi.

Sau khi phẫu thuật xong, An Tĩnh nghỉ dưỡng được một tháng thì cô nộp đơn vào học một trường cấp ba ở Mỹ.

Do thành tích năng lực của An Tĩnh quá nổi trội, trường đại học Harvard đã mời cô về theo chuyên ngành nghiên cứu vi sinh vật và các ngành liên quan đến cái kính hiển vi.

Ba năn theo học ở đây, An Tĩnh đã nhanh chóng lấy tấm bằng tốt nghiệp danh giá và bằng chứng chỉ thạc sĩ ở nơi đây.

Mẹ cô khuyên rằng sao cô không lấy bằng tiến sĩ luôn rồi hẳn về nhưng cô cảm giác là có cái gì đó đang mong cô trở về.

Do di chứng u chèn não nên cô tạm thời quên hết mọi chuyện một năm trước khi cô phẫu thuật, quên hẳn chuyện mình đã trọng sinh và quên đi một người.

Cô mới về nước liền được đại học A mời làm trợ giảng cho giáo sư Trần.

Dù sao cả hai đều có chút quen biết nên cũng dễ dàng trong việc hợp tác hơn.

Khi mới về nước, ba cô An Nhạc không nói không rằng liền mua cho cô một căn hộ gần trường và một chiếc Swift nhỏ gọn, phù hợp với công việc trợ giảng của cô.

Ban đầu ba của cô định bốc cho cô một chiếc Audi mới nhất nhưng đã bị cô phản bác lập tức.

Kỳ kèo mãi mới chấp nhận mua chiếc Swift trắng nhỏ gọn này.

Chiều nay An Tĩnh có một tiết trợ giảng cho một khoa y năm hai về nghiên cứu sinh vật học.


Trước khi đến đó, cô tạt ngang một siêu thị trên đường đi để mua một ít thức ăn và đồ dùng cần thiết.

Hai tay xách một đống đồ bỏ vào xe, xem thời gian thì còn hơn một tiếng mới tới giờ đi dạy An Tĩnh quyết định vào vơ vét một hồi nữa rồi tính sau.


An Tĩnh sau khi hỏi mọi người đường đi đến phòng học của khoa y có tiết của giáo sư Trần, nhanh chóng đi tới đó.

Mấy người chỉ đường cho cô tưởng An Tĩnh là sinh viên mới vừa chuyển đến vừa có ngoại hình bắt mắt, họ rất nhiệt tình giúp đỡ cho cô.

Thấy nhiệt tình thái quá của bọn họ, An Tĩnh liền từ chối mà một mình đi tới đó thì vô tình gặp Trần giáo sư vừa trong phòng nghỉ của giáo viên bước ra.

Trần giáo sư thấy trợ giảng trẻ của mình đã đến, đôi mắt nghiêm nghị lại có chút cười chào hỏi An Tĩnh.

"Em tới rồi sao? Tôi tưởng em phải mai mới tới chứ?"
An Tĩnh cầm giúp Trần giáo sư một ít học liệu, nghiêm túc trả lời.

"Vâng thưa giáo sư.

Em cũng định là mai sẽ tới nhưng mà em nôn nóng quá nên tới đây làm quen trước luôn."
Trần giáo sư nghe vậy liền bật cười bởi câu trả lời của An Tĩnh.

Ông rất tán thưởng năng lực của cô.

Mặc dù mới mười chín tuổi nhưng đã lấy được tấm bằng thạc sĩ danh giá của Harvard, tuổi nhỏ mà năng lực lại lớn như một ngày không xa cô gái nhỏ này cũng sẽ cầm lấy tấm bằng tiến sĩ.


Tuổi nhỏ vừa có năng lực, không tự cho thế mà kiêu căng ngạo mạn.

Tuy tính cách có chút lạnh nhạt nhưng rất hài hòa trong công việc, không siểm nịnh trèo cao.

Làm việc rất cẩn thận tỉ mỉ.

Những lời nhận xét được Trần giáo sư đúc rút từ sau một tháng công tác bên Mỹ và hợp tác với An Tĩnh bên đó.

Ban đầu ông cũng tưởng là người trẻ thường hay ngạo mạn nhưng trong An Tĩnh ông lại không thấy như vậy.

Trong người cô gái trẻ này đầy nhiệt huyết trong công việc.

An Tĩnh là một hạt giống tốt đáng để bồi dưỡng.

An Tĩnh nếu biết Trần giáo sư nổi tiếng là nghiêm khắc thế mà khen lấy khen để mình thì không biết có cảm tưởng như thế nào.

Cả hai người im lặng cùng nhau đi qua hành lang để tới phòng học trong nắng chiều chiếu qua kẽ lá che bớt sự oi nóng của trưa hè nóng bức..